Nêu ví dụ về cơ chế tự điều chỉnh ở các cấp độ: cơ thể, quần thể, quần xã.
- Cơ thể: Khi một người ở đồng bằng di chuyển lên vùng cao, nồng độ oxygen trong không khí thấp, lượng oxygen cung cấp trong các mô không đủ sẽ kích thích quá trình sinh hồng cầu làm cho số lượng hồng cầu tăng lên rất nhiều so với bình thường để bù đắp sự thiếu oxygen.
- Quần thể: Sự điều chỉnh ở cấp độ quần thể thông qua điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể.
Ví dụ: Quần thể chim hồng hạc có mật độ (số lượng) đối đa là 142con/quần thể, khi mật độ (số lượng) vượt quá nguồn sống cho phép → nguồn sống giảm → các cá thể cạnh tranh nhau giành thức ăn, một số cá thể có thể xuất cư khỏi quần thể → tử vong tăng lên, tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ xuất cư tăng → mật độ (số lượng) cá thể giảm → nguồn sống tăng lại → cạnh tranh giữa các cá thể giảm, một số cá thể có thể nhập cư → tỉ lệ tử vong giảm, tỉ lệ sinh sản tăng, tỉ lệ nhập cư tăng → mật độ (số lượng) cá thể tăng lại.
- Quần xã: Tương tự như sự điều chỉnh số lượng ở quần thể. Tuy nhiên, sẽ diễn ra quá trình điều chỉnh số lượng của nhiều loài trong quần xã.
Ví dụ: Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cánh đồng, khi mật độ (số lượng) của hai loài tăng cao vượt mức nguồn sống (cỏ) cung cấp → nguồn sống (cỏ) giảm → hai loài dê và bò cạnh tranh với nhau → tỉ lệ tử vong tăng, sinh sản giảm, xuất cư tăng → mật độ (số lượng) 2 loài giảm → nguồn sống tăng lại hoặc một loài di cư đi nơi khác → cạnh trạnh giảm → sinh sản tăng, tử vong giảm, nhập cư tăng → mật độ (số lượng) cá thể của 2 quần thể tăng.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Ở một loài chim, ban đầu có 10 000 cá thể sống ở vùng (A), sau 5 năm, quần thể này đạt số lượng 30 000 cá thể. Với số lượng cá thể tăng nhanh dẫn đến nguồn thức ăn trong môi trường bị khan hiếm. Do điều kiện sống khó khăn nên đã có 15 000 cá thể di cư sang vùng B để tìm môi trường sống mới.
1. Sự di cư của loài chim liên quan đến đặc điểm nào của cấp độ tổ chức sống?
2. Sự di cư có vai trò gì với loài chim này?
Nêu ví dụ về quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường. Thông qua quá trình đó, sinh vật đã làm biến đổi môi trường như thế nào?
Chứng minh rằng thế giới sống vừa có tính đa dạng vừa có tính thống nhất một cách rõ rệt. Cho ví dụ minh họa.
Nêu ví dụ một cấp độ tổ chức sống. Hãy giải thích sự hình thành cấp độ tổ chức đó theo nguyên tắc thứ bậc.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các cấp độ tổ chức sống là gì?
Sự phát sinh biến dị có vai trò gì trong sự tiến hóa của thế giới sống?
Quan sát Hình 3.2, em có nhận xét gì về sự tiến hóa của thế giới sống?
Trong một tiết học về sự sống, một bạn nói rằng: “Một chiếc xe và một con sư tử đều có quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng, có khả năng di chuyển nên cả hai đều được gọi là vật sống”. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Em sẽ chứng minh cho ý kiến của mình như thế nào?
Quan sát Hình 3.1, hãy:
a) Kể tên các cấp độ tổ chức của thế giới sống.
b) Cho biết cấp độ tổ chức nào có đầy đủ các biểu hiện của sự sống.