Thứ sáu, 29/03/2024
IMG-LOGO

Đề thi Vật lý ôn vào 10 hệ chuyên có đáp án (Mới nhất) (Đề 15)

  • 419 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 150 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Dẫn một lượng hơi nước có khối lượng m1= 0,4kg ở nhiệt độ t1= 1000C từ lò hơi vào một bình chứa nước đá có khối lượng m2= 0,8kg ở nhiệt độ t0= 00C. Tính khối lượng và nhiệt độ nước ở trong bình khi có sự cân bằng nhiệt. Biết nhiệt dung riêng của nước C= 4200J/kg.độ, nhiệt hoá hơi của nước L= 2,3.106J/kg và nhiệt nóng chảy của nước đá = 3,4.105J/kg. (Bỏ qua sự hấp thụ nhiệt của bình).

Xem đáp án

- m1= 0,4kg hơi nước ngưng tụ hết thành nước ở 1000C toả ra nhiệt lượng:

                             Q1 = mL = 0,4. 2,3.106 = 920.000J

- Nhiệt lượng 0,8 kg nước đá nóng chảy hết: Q2 = lm2 = 3,4.105 .0,8 = 272.000J

- Q1 > Q2: Nước đá nóng chảy hết và tiếp tục nóng lên.

- Giả sử nước đá nóng lên đến 1000C, nhiệt lượng thu vào:

                           Q3 = m2C(t1 - t0) = 0,8.4200 (100 - 0) = 336.000J

- Q2 + Q3 = 272.000 + 336.000 = 608.000J

- Q1 > Q2 + Q3: Hơi nước dẫn vào không ngưng tụ hết và nước nóng đến 1000C.

 - Khối lượng hơi nước đã ngưng tụ: m' = (Q2 + Q3)/ L = 608.000: (2,3.106)= 0,26kg

 - Khối lượng nước trong bình: 0,8 + 0,26 = 1,06kg, nhiệt độ nước trong bình là 1000C.

Câu 2:

Cho mạch điện (Hình 1). Biết U1= 16V, U2= 5V, r1= 2Ω, r2=1Ω, R2= 4Ω, đèn Đ ghi (3V- 3W), ampe kế lí tưởng.

a. Tính R1, R3, UAB. Biết rằng đèn Đ sáng bình thường, ampe kế chỉ số 0.

b. Thay ampe kế bằng vôn kế lí tưởng. Tính số chỉ của vôn kế và cho biết độ sáng của đèn thay đổi như thế nào?

Cho mạch điện (Hình 1). Biết U1= 16V, U2= 5V, r1= 2Ω, r2=1Ω, R2= 4Ω, đèn Đ ghi (3V- 3W), ampe kế lí tưởng.  a. Tính R1, R3, UAB. Biết rằng  (ảnh 1)
Xem đáp án


a) Đèn: Rđ=3ΩIdm=1AUdm=3V

 - Ampe kế chỉ số không: UNM=U2=5VI1=I2I3=Id

- Đèn sáng bình thường: Id=Idm=1A=I3Ud=Udm=3V   (1)

- Tại nút A: I=I1+IdI1=I1               (2)

                  UNM= UNB+ UBM « (I1)4=8I=3A    

                    (I1)4=8I=3A(3)

- Từ (2), (3)I1=2A

- Áp dụng ĐL Ôm cho từng đoạn mạch:U1=UAB+I.r1UAB=I1(R1+R2)UAB=Id.R3+Ud     (3)

- Từ (1), (2), (3) UAB=10VR1=1ΩR3=7Ω

  b.

- Vôn kế lí tưởng (điện trở vôn kế rất lớn) nên không có dòng điện qua nhánh MN (giống ý a) do đó cường độ dòng điện qua các nhánh không thay đổi.

 + Số chỉ của vônkế bằng 0.

 + Đèn vẫn sáng bình thường.

Câu 3:

Hai xe ô tô khởi hành cùng một lúc tại điểm A. Xe thứ nhất chạy một vòng trên các cạnh của tam giác đều ABC (AB= a= 300m) theo chiều từ A đến B (Hình 2). Khi đến B xe nghỉ 4 phút, đến C xe nghỉ 6 phút, vận tốc của xe trên mỗi cạnh là không đổi nhưng khi xe chuyển động trên cạnh kế tiếp thì vận tốc tăng gấp 2 lần so với trước. Biết vận tốc trung bình của xe thứ nhất là 0,8m/s. Xe thứ hai chạy liên tục nhiều vòng trên các cạnh của tam giác ABC theo chiều từ A đến C với vận tốc không đổi là 3m/s.

a. Hỏi xe thứ nhất đi được một vòng thì gặp xe thứ hai mấy lần?

b. Xác định các vị trí hai xe gặp nhau.

c. Vẽ đồ thị vị trí của hai xe theo thời gian.

Xem đáp án

Gọi v, 2v, 3v là vận tốc của xe 1 trên AB, BC, CA.

- Thời gian xe 1 đi hết một vòng: t=av+Δt1+a2v+Δt2+a4v=7a4v+600=525+600vv

Mà t=3avtbv=1m/s

- Thời gian xe 1 đi trên cạnh AB, BC, CA: t1=300s; t2=150s; t3=75s.

- Lập bảng

Xe 1:

Thời điểm t(s)

0

300

300 ® 540

690

690 ® 1050

1125

Vị trí

A

B

B

C

C

A

Xe 2:

 Thời điểm

   tx100(s)

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 Vị trí

A

C

B

A

C

B

A

C

B

A

C

B

A

-Từ bảng: Xe thứ nhất chạy được một vòng thì gặp xe thứ hai 4 lần
b. 

- So sánh hai bảng:

+ Trong giây thứ 200 ® 300 xe 1 đi từ A ® B, xe 2 đi từ B ® A hai xe gặp nhau lần thứ nhất tại điểm M trên đoạn AB

Sau 200s xe (1) đi được AH = vt = 200m ® HB = 100m

Trong thời gian Δt xe (1) và (2) cùng đi từ H ® M và B ® M

HM+MB=vΔt+v2ΔtΔt=1004=25s=>HM=vΔt=25mAM=200+25=225m

®

+ Tại thời điểm 500s xe 1 đang nghỉ tại B và xe 2 đến B nên hai xe gặp nhau lần thứ 2 tại B.

+ Thời điểm 700s xe 2 tới C, xe 1 nghỉ tại C. Vậy hai xe gặp nhau lần thứ 3 tại điểm C.

+ Giây thứ 1000 xe 2 tới C, xe 1 đang nghỉ tại C. Vậy hai xe gặp nhau lần thứ 4 tại C.
c.
Hai xe ô tô khởi hành cùng một lúc tại điểm A (ảnh 1)

Câu 4:

Trong hộp đen X (Hình 3) có mạch điện ghép bởi các điện trở giống nhau R0. Lần lượt đo điện trở của các cặp đầu dây ra cho ta kết quả: R42= 0, R14= R12= R43= R32= 5R0/3 và R13= 2R0/3. Bỏ qua điện trở các dây nối. Xác định cách mắc đơn giản nhất của các điện trở trong hộp đen
Xem đáp án

Vì R42= 0: Giữa đầu 4 và đầu 2 nối với nhau bởi dây dẫn.

- Vì R13= 2R0/3 < R0: Giữa đầu 1 và đầu 3 có mạch mắc song song.

- Mạch đơn giản nhất gồm R0 song song với mạch có điện trở Rx   

R0RxR0+Rx=2R03Rx=2R0

Mạch Rx gồm R0 nối tiếp R0

- Vậy mạch 1-3 có dạng đơn giản (Hình 1a).

 
Media VietJack

- Vì R14 = R12 = R43 = R32 = 5R0/3= R0 + 2R0/3

Nên các mạch 1- 4, 1- 2, 4- 3, 3- 2 gồm một điện trở R0 mắc nối tiếp với mạch 1- 3 ở trên.

Vậy sơ đồ cách mắc đơn giản trong hộp đen X (Hình 1b).
Trong hộp đen X (Hình 3) có mạch điện ghép bởi các điện trở giống nhau R0. Lần lượt đo (ảnh 1)
 

Bắt đầu thi ngay