Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Giải SBT Sử 7 Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427) có đáp án

Giải SBT Sử 7 Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427) có đáp án

Giải SBT Sử 7 Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427) có đáp án

  • 126 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 9:

Hãy lựa chọn các từ/cụm từ cho sẵn: yêu nước, giải phóng dân tộc, độc lập, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích, Nguyễn Xí, Lê Lợi, nhân dân ta, hơn hai mươi năm để hoàn thiện các đoạn dữ liệu sau.

Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh .........(1)........ Có tính chất nhân dân rộng rãi, chấm dứt …...(2)…... đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền .........(3)....., mở ra thời kỳ phát triển mới cho dân tộc.

Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi là do .........(4)............ có lòng .......(5)...... nồng nàn, ý chí và quyết tâm giành lại nền độc lập cho đất nước. Nhân dân đã cùng đứng lên, đóng góp của cải, lương thực, vũ khí,... và trải qua nhiều gian khổ, hi sinh để giành thắng lợi cuối cùng. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa còn gắn liền với đường lối đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là những lãnh tụ xuất sắc ...(6)...... và .............(7)............. cùng những vị tướng tài như ........(8)..........., ..........(9)........

Xem đáp án

Lời giải:

Khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc chiến tranh (1) giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân rộng rãi, chấm dứt (2) hơn hai mươi năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền (3) độc lập, mở ra thời kỳ phát triển mới cho dân tộc.

Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi là do (4) nhân dân có lòng (5) yêu nước nồng nàn, ý chí và quyết tâm giành lại nền độc lập cho đất nước. Nhân dân đã cùng đứng lên, đóng góp của cải, lương thực, vũ khí,... và trải qua nhiều gian khổ, hi sinh để giành thắng lợi cuối cùng. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa còn gắn liền với đường lối đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy nghĩa quân, đứng đầu là những lãnh tụ xuất sắc (6) Lê Lợi (7) Nguyễn Trãi cùng những vị tướng tài như (8) Nguyễn Xí, (9) Nguyễn Chích…


Câu 10:

Hãy lập và hoàn thành bảng (theo mẫu dưới đây, những nội dung lịch sử phù hợp với các mốc thời gian của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Thời gian

Nội dung lịch sử

Đầu năm 1416

 

Đầu năm 1418

 

Từ năm 1418 – 1423

 

Từ năm 1424 - 1425

 

Từ năm 1426 - 1427

 

Tháng 12 - 1427

 

Tháng 1 – 1428

 

Xem đáp án

Lời giải:

Thời gian

Nội dung lịch sử

Đầu năm 1416

Lê Lợi cùng 18 hào kiệt tổ chức hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hóa), quyết tâm đánh đuổi giặc Minh

Đầu năm 1418

Lê Lợi xưng là Bình Định Vương, truyền hịch kêu gọi nhân dân đứng lên đánh giặc cứu nước

Từ năm 1418 – 1423

Nghĩa quân Lam Sơn gặp nhiều khó khăn, nhiều lần phải rút lên núi Chí Linh

Từ năm 1424 - 1425

Nghĩa quân Lam Sơn giải phóng Nghệ Am, sau đó giải phóng một vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân

Từ năm 1426 - 1427

Nghĩa quân Lam Sơn tiến quân ra Bắc, giành được nhiều thắng lợi tại: Tốt Động – Chúc Động; Chi Lăng – Xương Giang

Tháng 12 - 1427

Hội thề Đông Quan được tổ chức giữa đại diện nghĩa quân Lam Sơn và đại diện quân Minh

Tháng 1 – 1428

Quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng


Câu 11:

Hãy lập và hoàn thành bảng tóm tắt diễn biến chính (theo mẫu dưới đây) về hai trận đánh lớn góp phần quan trọng vào thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn.

Trận Tốt Động - Chúc Động

Trận Chi Lăng - Xương Giang

 

 

Xem đáp án

Lời giải:

Trận Tốt Động - Chúc Động

Trận Chi Lăng - Xương Giang

- Tháng 10/1426, Vương Thông dẫn viện binh đến thành Đông Quan và mở cuộc tấn công vào quân chủ lực của nghĩa quân ở quanh thành.

- 7/11/1426, quân Lam Sơn mai phục và chặn đánh quân Minh ở Tốt Động - Chúc Động.

- Quân Minh thất bại nặng nề và bị vây hãm trong thành Đông Quan.

- Tháng 10/1427, Liễu Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy 15 vạn viện binh theo hai đường Quảng Tây, Vân Nam tiến vào Đại Việt.

- Quân Lam Sơn tổ chức phục kích rồi nhanh chóng giành thắng lợi tại Chi Lăng (Lạng Sơn) và Xương Giang (Bắc Giang).


Câu 12:

Tìm hiểu về bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và chia sẻ những điều em biết về những nội dung gợi ý dưới đây.

Hoàn cảnh ra đời

……………………………………………………………………

Nội dung

……………………………………………………………………

Ý nghĩa

……………………………………………………………………

Xem đáp án

Lời giải:

Hoàn cảnh ra đời

-  Đầu năm 1428, sau khi đã dẹp xong giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, giao cho Nguyễn Trãi viết bài cáo để tuyên bố kết thúc chiến tranh, lập lại hoà bình cho đất nước.

Nội dung

- Tổng kết cuộc kháng chiến của quân dân Đại Việt từ những ngày gian lao ở núi Chí Linh đến các thắng lợi lẫy lừng Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang.

Ý nghĩa

- Thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc, chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa đó.


Câu 13:

Hãy giải thích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Lam Sơn.
Xem đáp án

Lời giải:

- Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhân dân ta luôn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý chí kiên cường bất khuất. Tinh thần quyết chiến đánh giặc, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.

+ Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy, đứng đầu là Lê Lợi và Nguyễn Trãi   với những sách lược, chiến thuật đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi.

- Ý nghĩa lịch sử:

+ Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, khôi phục nền độc lập, chủ quyền của dân tộc.

+ Mở ra thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam.


Câu 14:

Theo em, những nhân vật lịch sử nào có vai trò quan trọng đối với sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? Trình bày những đóng góp của họ.
Xem đáp án

Lời giải:

- Một số nhân vật có vai trò quan trọng đối với sự thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích,…

- Công lao của họ:

+ Lê Lợi là người chỉ huy tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Nguyễn Trãi là nhà cố vấn, là người phò tá đắc lực của Lê Lợi, góp phần không nhỏ vào chiến thắng của nghĩa quân

+ Nguyễn Chích có đóng góp quan trọng trong việc đưa ra chủ trương tạm rời Thanh Hóa chuyển vào Nghề An sau đó quay ra đánh Đông Đô.


Bắt đầu thi ngay