Thứ bảy, 20/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Toán Giải SBT Toán 7 Ôn tập chương 4 có đáp án

Giải SBT Toán 7 Ôn tập chương 4 có đáp án

Giải SBT Toán 7 Ôn tập chương 4 có đáp án

  • 140 lượt thi

  • 21 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B.

+ Giả sử ta có tam giác có hai góc tù với \(\widehat A > 90^\circ \), \(\widehat B > 90^\circ \).

Suy ra \(\widehat A + \widehat B > 90^\circ + 90^\circ = 180^\circ \)

Mà tổng ba góc trong một tam giác bất kì luôn bằng 180°.

Do đó, một tam giác không thể có hai góc tù hay một tam giác không thể có ít nhất một góc tù. Vậy câu A sai.

+ Tam giác tù có một góc tù và hai góc nhọn, tam giác vuông có một góc vuông và hai góc nhọn, tam giác nhọn có ba góc nhọn. Vậy mọi tam giác có ít nhất hai góc nhọn. Do đó câu B đúng.

+ Tam giác cân không nhất thiết phải có một góc bằng 60°.

Chẳng hạn, tam giác ABC có \(\widehat A = 100^\circ ,\,\widehat B = \widehat C = 40^\circ \) thì tam giác ABC cân tại đỉnh A.

Vậy câu C sai.

+ Tam giác không thể có hai góc vuông vì không thỏa mãn định lí tổng ba góc trong tam giác. Vậy câu D sai.


Câu 2:

Trong các câu sau đây, câu nào sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Câu A đúng theo định lí tổng ba góc trong tam giác.

Tam giác vuông có một góc vuông, do đó tổng của hai góc nhọn trong tam giác vuông bằng 180° – 90° = 90°. Vậy câu B đúng.

Vì trong tam giác tù có một góc tù, góc này lớn hơn 90°, vậy tổng hai góc nhọn trong tam giác tù phải nhỏ hơn 90° để thỏa mãn định lí tổng ba góc trong tam giác. Vậy câu C sai.

Tam giác nhọn có cả ba góc đều là góc nhọn, do đó góc lớn nhất trong tam giác nhọn có số đo nhỏ hơn 90°. Vậy câu D đúng.


Câu 3:

Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Câu A sai do ba cặp góc của tam giác tương ứng bằng nhau thì các cạnh tương ứng chưa chắc đã bằng nhau.

Câu B đúng theo trường hợp bằng nhau cạnh – cạnh – cạnh của hai tam giác.

Câu C sai, cặp góc tương ứng bằng nhau phải là góc xem giữa hai cạnh thì câu này mới đúng,

Câu D sai do ta mới chỉ có hai yếu tố.


Câu 4:

Trong các câu sau đây, câu nào sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Câu A đúng theo trường hợp bằng nhau cạnh – góc – cạnh của hai tam giác.

Câu B đúng theo trường hợp bằng nhau góc – cạnh – góc của hai tam giác.

Câu C đúng theo định nghĩa hai tam giác bằng nhau.

Câu D sai, do hai tam giác chưa chắc đã bằng nhau.


Câu 5:

Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Theo định nghĩa, tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.

Trong tam giác đều, ba góc bằng nhau và bằng 60°.

Do đó câu A đúng và câu B, C, D sai.


Câu 6:

Trong các câu sau đây, câu nào sai?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Tam giác tù có một góc tù và góc tù thì có số đo lớn hơn 90°, do đó câu A đúng.

Tam giác vuông là tam giác có một góc vuông nên câu B đúng.

Tam giác nhọn là tam giác có cả ba góc đều là góc nhọn, số đo góc nhọn nhỏ hơn 90°.

Vậy câu D đúng.

Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau. Trong tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau.

Vậy câu C sai.


Câu 7:

Trong các câu sau đây, câu nào đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Theo định nghĩa, đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng đó.

Vậy câu D đúng.


Câu 8:

B. Bài tập

Tính số đo các góc x, y, z, t, v trong Hình 4.55.

Tính số đo các góc x, y, z, t, v trong Hình 4.55.  (ảnh 1)

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Tam giác BED vuông tại E nên \(\widehat B + \widehat {EDB} = 90^\circ \,\,\,hay\,\,\,\widehat B + x = 90^\circ \).

Suy ra \(x = 90^\circ - \widehat B = \)90° – 40° = 50°.

Ta có: \(\widehat {ADB} + \widehat {ADC} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

\( \Rightarrow \widehat {ABD} = 180^\circ - \widehat {ADC} = 180^\circ - 70^\circ = 110^\circ \).

Lại có: \(\widehat {BDE} + \widehat {ECA} = \widehat {ABD}\) hay x + y = 110°.

Suy ra y = 110° – x = 110° – 50° = 60°.

Tam giác AED vuông tại E nên \(\widehat {EDA} + \widehat {EAD} = 90^\circ \) hay y + z = 90°.

Suy ra z = 90° – y = 90° – 60° = 30°.

Tam giác ADC có AD = AC nên tam giác ADC cân tại đỉnh A.

Suy ra \(\widehat {ACD} = \widehat {ADC} = 70^\circ \) hay v = 70°.

Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác ADC, ta có:

\(\widehat {ADC} + \widehat {ACD} + \widehat {CAD} = 180^\circ \)

\( \Rightarrow \widehat {CAD} = 180^\circ - \widehat {ACD} - \widehat {ADC} = 180^\circ - 70^\circ - 70^\circ = 40^\circ \) hay t = 40°.

Vậy x = 50°, y = 60°, z = 30°, v = 70°, t = 40°.


Câu 9:

Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Tam giác nhọn có ba góc đều nhọn.

b) Tam giác vuông có đúng hai góc nhọn.

c) Tam giác tù có đúng một góc nhọn.

d) Trong ba góc của một tam giác tù, góc tù có số đo lớn nhất.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Câu a đúng theo định nghĩa tam giác nhọn.

Tam giác vuông có một góc vuông và hai góc còn lại phải là góc nhọn để đảm bảo định lí tổng ba góc trong tam giác do đó câu b đúng.

Tam giác tù có một góc tù và hai góc còn lại là hai góc nhọn nên góc tù có số đo lớn nhất, do đó câu c sai và câu d đúng.

Vậy a), b), d) đúng và c) sai.


Câu 10:

Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Tam giác cân có một góc bằng 60° là tam giác đều.

b) Tam giác cân là tam giác nhọn.

c) Tổng hai góc nhọn của một tam giác vuông bằng 90°.

d) Tam giác vuông cân thì luôn cân tại đỉnh góc vuông và có hai góc nhọn bằng 45°.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

a) Câu a) đúng.

Giải thích:

+ Giả sử tam giác ABC cân tại đỉnh A có góc ở đáy \(\widehat B\) = 60°.

Khi đó, \(\widehat C = \widehat B = 60^\circ \).

Theo định lí tổng ba góc trong tam giác, ta có: \(\widehat A + \widehat B + \widehat C = 180^\circ \).

\( \Rightarrow \widehat A = 180^\circ - \widehat B - \widehat C = 180^\circ - 60^\circ - 60^\circ = 60^\circ \).

Do đó, \(\widehat A = \widehat B = \widehat C = 60^\circ \), nên tam giác ABC cân tại đỉnh C.

Vậy tam giác ABC đều.

+ Giả sử tam giác ABC cân tại đỉnh A có góc ở đỉnh \(\widehat A = 60^\circ \).

Theo định lí tổng ba góc trong tam giác, ta có: \(\widehat A + \widehat B + \widehat C = 180^\circ \).

\(\widehat B = \widehat C\) (do tam giác ABC cân đỉnh A).

Do đó, \(\widehat B + \widehat B = 180^\circ - \widehat A = 180^\circ - 60^\circ = 120^\circ \), suy ra \(\widehat B = 60^\circ \).

Do đó, \(\widehat A = \widehat B = \widehat C = 60^\circ \), nên tam giác ABC cân tại đỉnh C.

Vậy tam giác ABC đều.

b) Câu b) sai.

Chẳng hạn tam giác ABC cân tại đỉnh A có \(\widehat A = 100^\circ \), \(\widehat B = \widehat C = 40^\circ \), đây là tam giác tù.

c) Từ định lí tổng ba góc trong tam giác, ta suy ra tổng hai góc nhọn của một tam giác vuông bằng 90°.

Vậy câu c) đúng.

d) Tam giác vuông cân thì luôn cân tại đỉnh góc vuông và có hai góc nhọn bằng 45° là câu đúng.

Giả sử có tam giác ABC vuông tại A, cân tại B, khi đó \(\widehat A = \widehat C = 90^\circ \), do đó \(\widehat A + \widehat B + \widehat C > 180^\circ \) không thỏa mãn định lí tổng ba góc trong tam giác.

Vậy tam giác vuông cân thì luôn cân tại đỉnh góc vuông và từ định lí tổng ba góc và tính chất của tam giác cân, ta tính được số đo hai góc nhọn bằng 45°.

Vậy câu a), c), d) đúng và câu b) sai.


Câu 11:

Tính số đo các góc chưa biết của các tam giác dưới đây (H.4.56).

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

+ Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác ABC, ta có:

\(\widehat A + \widehat B + \widehat C = 180^\circ \).

\( \Rightarrow \widehat A = 180^\circ - \widehat B - \widehat C = 180^\circ - 55^\circ - 65^\circ = 60^\circ \).

+ Tam giác DEF có DE = DF, do đó tam giác DEF cân tại đỉnh D.

Suy ra \(\widehat E = \widehat F = 55^\circ \).

Áp dụng định lí tổng ba góc trong tam giác DEF, ta có:

\(\widehat D + \widehat E + \widehat F = 180^\circ \).

\( \Rightarrow \widehat D = 180^\circ - \widehat E - \widehat F = 180^\circ - 55^\circ - 55^\circ = 70^\circ \).

+ Tam giác MNP vuông tại N, do đó \(\widehat M + \widehat P = 90^\circ \).

Suy ra \(\widehat M = 90^\circ - \widehat P = 90^\circ - 40^\circ = 50^\circ \).


Câu 12:

Cho các điểm A, B, C, D như Hình 4.57.

Chứng minh rằng \(\widehat {DAC} = \widehat {DBC}\).

Cho các điểm A, B, C, D như Hình 4.57. Chứng minh rằng \(\widehat {DAC} = \widehat {DBC}\).  (ảnh 1)

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Xét tam giác DAC và tam giác DBC có:

DA = DB (gt)

DC: cạnh chung

AC = BC (gt)

Do đó, ∆DAC = ∆DBC (c – c – c).

Suy ra \(\widehat {DAC} = \widehat {DBC}\).


Câu 13:

Cho các điểm A, B, C, D như Hình 4.57.

Đường thẳng DC có vuông góc với đường thẳng AB không? Vì sao?

Cho các điểm A, B, C, D như Hình 4.57. Đường thẳng DC có vuông góc với đường thẳng AB không? Vì sao? (ảnh 1)

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Ta có: DA = DB nên D cách đều A và B, do đó D thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Tương tự CA = CB nên C cách đều A và B, do đó C thuộc đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Vậy đường thẳng DC là đường trung trực của đoạn thẳng AB.

Do đó đường thẳng DC vuông góc với đường thẳng AB.


Câu 14:

Cho các điểm A, B, C, D, E, F như Hình 4.58.

Tìm ba cặp tam giác vuông bằng nhau và giải thích vì sao chúng bằng nhau.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Xét tam giác vuông ABD và tam giác vuông ACD có:

AD: cạnh chung

\(\widehat {BAD} = \widehat {CAD}\) (gt)

Do đó, ∆ABD = ∆ACD (cạnh huyền – góc nhọn).

Xét tam giác vuông ABF và tam giác vuông ACE có:

AB = AC (do ∆ABD = ∆ACD)

\(\widehat {FAB} = \widehat {EAC}\) (góc chung)

Do đó, ∆ABF = ∆ACE (cạnh góc vuông và góc nhọn kề).

Xét tam giác vuông BDE và tam giác vuông CDF có:

BD = CD (do ∆ABD = ∆ACD)

\(\widehat {BDE} = \widehat {CDF}\) (hai góc đối đỉnh)

Do đó, ∆BDE = ∆CDF (cạnh góc vuông và góc nhọn kề).

Vậy ta có ba cặp tam giác vuông bằng nhau như trên.


Câu 15:

Cho các điểm A, B, C, D, E, F như Hình 4.58.

Chứng minh ∆ADE = ∆ADF.

 Cho các điểm A, B, C, D, E, F như Hình 4.58. Chứng minh ∆ADE = ∆ADF.  (ảnh 1)

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Xét tam giác ADE và tam giác ADF có:

AE = AF (do ∆ABF = ∆ACE)

\(\widehat {EAD} = \widehat {FAD}\) (gt)

AD: cạnh chung

Do đó, ∆ADE = ∆ADF (c – g – c).


Câu 16:

Cho tam giác ABC cân tại đỉnh A. Gọi M là trung điểm của BC. Trên cạnh AB và AC lấy các điểm P, Q sao cho MP, MQ lần lượt vuông góc với AB, AC (H.4.59).

Chứng minh rằng MP = MQ và AP = AQ.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

a) Xét tam giác vuông PBM và tam giác vuông QCM có:

BM = MC (do M là trung điểm của BC)

\(\widehat B = \widehat C\) (do tam giác ABC cân tại đỉnh A)

Do đó, ∆PBM = ∆QCM (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra MP = MQ.

Ta lại có: AB = AC (do tam giác ABC cân tại đỉnh A).

AB = AP + PB, AC = AQ + QC.

Suy ra AP + PB = AQ + QC

Mà PB = QC (do ∆PBM = ∆QCM)

Do đó AP = AQ.


Câu 17:

Cho tam giác ABC cân tại đỉnh A. Gọi M là trung điểm của BC. Trên cạnh AB và AC lấy các điểm P, Q sao cho MP, MQ lần lượt vuông góc với AB, AC (H.4.59).

Đường thẳng PQ có vuông góc với AM không? Vì sao?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải:

Theo câu a ta có, AP = AQ và MP = MQ, do đó A và M cùng cách đều hai điểm P, Q nên AM là đường trung trực của đoạn thẳng PQ.

Do đó, AM vuông góc với PQ.


Câu 18:

Cho đường thẳng d đi qua trung điểm M của đoạn thẳng AB và không vuông góc với AB. Kẻ AP, BQ (P ∈ d, Q ∈ d) vuông góc với đường thẳng d (H.4.60). Chứng minh rằng:

AP = BQ.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Xét tam giác vuông PAM và tam giác vuông QBM có:

AM = BM (do M là trung điểm của AB)

\(\widehat {PMA} = \widehat {QMB}\) (hai góc đối đỉnh)

Do đó, ∆PAM = ∆QBM (cạnh huyền – góc nhọn).

Suy ra AP = BQ.


Câu 19:

Cho đường thẳng d đi qua trung điểm M của đoạn thẳng AB và không vuông góc với AB. Kẻ AP, BQ (P ∈ d, Q ∈ d) vuông góc với đường thẳng d (H.4.60). Chứng minh rằng:

∆APB = ∆BQA.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Xét tam giác APB và tam giác BQA có:

AP = BQ (cmt)

\(\widehat {PAB} = \widehat {QBA}\) (do ∆PAM = ∆QBM)

AB: cạnh chung

Do đó, ∆APB = ∆BQA (c – g – c).


Câu 20:

Cho Hình 4.61, hãy tính số đo các góc của tam giác ABE.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Ta có: AD = AC = CD, do đó tam giác ACD là tam giác đều.

Suy ra \(\widehat {ACD} = \widehat {ADC} = \widehat {CAD} = 60^\circ \).

Ta có: \(\widehat {ACB} + \widehat {ACD} = 180^\circ \) (hai góc kề bù)

\( \Rightarrow \widehat {ACB} = 180^\circ - \widehat {ACD} = 180^\circ - 60^\circ = 120^\circ \).

Tam giác ABC có CB = CA nên tam giác ACB cân tại đỉnh C.

Suy ra \(\widehat {ABC} = \widehat {BAC}\).

Ta có: \(\widehat {ABC} + \widehat {BAC} + \widehat {ACB} = 180^\circ \) (định lí tổng ba góc trong tam giác)

Do đó, \(2\widehat {ABC} = 180^\circ - \widehat {ACB} = 180^\circ - 120^\circ = 60^\circ \).

Suy ra \(\widehat {ABC} = \frac{{60^\circ }}{2} = 30^\circ \).

Do đó, \(\widehat {ABC} = \widehat {BAC} = 30^\circ \).

Chứng minh tương tự đối với tam giác ADE cân tại đỉnh D, ta cũng có: \(\widehat {DEA} = \widehat {DAE} = 30^\circ \)

Ta có: \(\widehat {BAE} = \widehat {BAC} + \widehat {CAD} + \widehat {DAE} = 30^\circ + 60^\circ + 30^\circ = 120^\circ \).

Vậy trong tam giác ABE có: \(\widehat {ABE} = \widehat {ABC} = 30^\circ \); \(\widehat {AEB} = \widehat {DEA} = 30^\circ \)\(\widehat {BAE} = 120^\circ \).


Câu 21:

Cho hình thang cân ABCD có đáy lớn AD và đáy nhỏ BC thỏa mãn AD = 4 cm và AB = BC = CD = 2 cm (H.4.62). Tính các góc của hình thang ABCD.

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Gọi O là trung điểm của AD.

Khi đó, AO = OD = \(\frac{{AD}}{2} = \frac{4}{2} = 2\) (cm).

Do đó, AB = BC = CD = AO = OD = 2 cm.

Tam giác ABO có AB = BO nên tam giác ABO cân tại đỉnh A.

Suy ra \(\widehat {ABO} = \widehat {AOB}\).

Lại có: AD // BC (do ABCD là hình thang cân có AD và BC là đáy)

Suy ra \(\widehat {CBO} = \widehat {AOB}\) (hai góc so le trong).

Do đó, \(\widehat {ABO} = \widehat {AOB} = \widehat {CBO}\).

Xét tam giác ABO và tam giác CBO có:

AB = BC (= 2 cm)

\(\widehat {ABO} = \widehat {CBO}\) (cmt)

BO: cạnh chung

Do đó, ∆ABO = ∆CBO (c – g – c).

Suy ra CO = AO = 2 cm.

Tam giác COD có CD = OD = OC (= 2 cm). Do đó tam giác COD là tam giác đều.

Suy ra \(\widehat D = \widehat {CDO} = 60^\circ \).

Ta có: \(\widehat D + \widehat {BCD} = 180^\circ \) (BC // AD, hai góc ở vị trí trong cùng phía)

Suy ra \(\widehat {BCD} = 180^\circ - \widehat D = 180^\circ - 60^\circ = 120^\circ \).

Do ABCD là hình thang cân với AD và BC là đáy.

Vậy \(\widehat A = \widehat D = 60^\circ \)\(\widehat {ABC} = \widehat {BCD} = 120^\circ \).


Bắt đầu thi ngay