IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Giải SGK Toán 8 Đại số - Chương 3: Phương trình bậc nhất một ẩn

Giải SGK Toán 8 Đại số - Chương 3: Phương trình bậc nhất một ẩn

Bài 1: Mở đầu về phương trình

  • 2830 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Hãy cho ví dụ về:

a) Phương trình với ẩn y.

b) Phương trình với ẩn u.

Xem đáp án

a) Phương trình với ẩn y: 15y + 1 = 16

b) Phương trình với ẩn u: 2u – 11 = 3(u+1)


Câu 2:

Khi x = 6, tính giá trị mỗi vế của phương trình: 2x + 5 = 3(x – 1) + 2.

Xem đáp án

Khi x= 6, ta có:

VT = 2x + 5 = 2.6 + 5 = 12 + 5 = 17

VP = 3(x – 1) + 2 = 3(6– 1) + 2 = 3.5 + 2 = 15 + 2 = 17


Câu 3:

Cho phương trình 2(x + 2) – 7 = 3 – x

a) x = - 2 có thỏa mãn phương trình không ?

b) x = 2 có là một nghiệm của phương trình không ?

Xem đáp án

a) Tại x = -2 ta có:

Vế trái = 2(x + 2) – 7 = 2(– 2 + 2) – 7 = 2.0 – 7 = -7.

Vế phải = 3 – x = 3 – (– 2) = 5 ≠ -7

Suy ra: x = - 2 không thỏa mãn phương trình

b)Tại x = 2 ta có:

Vế trái = 2(2 + 2) – 7 = 2.4 – 7 = 8 – 7 = 1

Vế phải = 3 – x = 3 – 2 = 1

⇒ vế trái = vế phải = 1 nên x = 2 có là một nghiệm của phương trình


Câu 5:

Với mỗi phương trình sau, hãy xét xem x = -1 có là nghiệm của nó không:

a) 4x - 1 = 3x - 2;

b) x + 1 = 2(x - 3);

c) 2(x + 1) + 3 = 2 - x

Xem đáp án

Thay giá trị x = -1 vào từng vế của phương trình, ta được:

a) Vế trái = 4x - 1 = 4(-1) - 1 = -5

Vế phải = 3x - 2 = 3(-1) - 2 = -5

Vế trái = Vế phải nên x = -1 là nghiệm của phương trình.

b) Vế trái = x + 1 = -1 + 1 = 0

Vế phải = 2(x - 3) = 2(-1 - 3) = -8

Vế trái ≠ Vế phải nên x = -1 không là nghiệm của phương trình.

c) Vế trái = 2(x + 1) + 3 = 2( -1 + 1) + 3 = 3

Vế phải = 2 - x = 2 - (-1) = 3

Vế trái = Vế phải nên x = -1 là nghiệm của phương trình.

Kiến thức áp dụng

Để kiểm tra xem a có phải là nghiệm của một phương trình hay không, ta thay x = a vào từng biểu thức vế trái và vế phải.

Nếu tại x = a, VT = VP thì a là nghiệm của phương trình.


Câu 6:

Trong các giá trị t = -1, t = 0 và t = 1, giá trị nào là nghiệm của phương trình: (t + 2)2 = 3t + 4?

Xem đáp án

Lần lượt thay các giá trị của t vào hai vế của phương trình ta được:

- Tại t = -1 :

(t + 2)2 = (-1 + 2)2 = 1

3t + 4 = 3(-1) + 4 = 1

⇒ t = -1 là nghiệm của phương trình (t + 2)2 = 3t + 4.

- Tại t = 0

(t + 2)2 = (0 + 2)2 = 4

3t + 4 = 3.0 + 4 = 4

⇒ t = 0 là nghiệm của phương trình (t + 2)2 = 3t + 4.

- Tại t = 1

(t + 2)2 = (1 + 2)2 = 9

3t + 4 = 3.1 + 4 = 7

⇒ t = 1 không là nghiệm của phương trình (t + 2)2 = 3t + 4.

Kiến thức áp dụng

Để kiểm tra xem a có phải là nghiệm của một phương trình hay không, ta thay x = a vào từng biểu thức vế trái và vế phải.

Nếu tại x = a, VT = VP thì a là nghiệm của phương trình.


Câu 8:

Nối mỗi phương trình sau với các nghiệm của nó (theo mẫu):

3x-1=2x-1 (a)              (-1)

1x+1=1-x4   (b)               (2)

x2-2x-3=0   (c)               (3)

Xem đáp án

+ Xét phương trình (a): 3(x – 1) = 2x – 1

Tại x = -1 có:

VT = 3(x – 1) = 3(-1 – 1) = -6;

VP = 2x – 1 = 2.(-1) – 1 = -3.

⇒ -6 ≠ -3 nên -1 không phải nghiệm của phương trình (a).

Tại x = 2 có:

VT = 3(x – 1) = 3.(2 – 1) = 3;

VP = 2x – 1 = 2.2 – 1 = 3

⇒ VT = VP = 3 nên 2 là nghiệm của phương trình (a).

Tại x = 3 có:

VT = 3(x – 1) = 3.(3 – 1) = 6;

VP = 2x – 1 = 2.3 – 1 = 5

⇒ 6 ≠ 5 nên 3 không phải nghiệm của phương trình (a).

+ Xét phương trình (b): Giải bài 4 trang 7 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

Tại x = -1, biểu thức Giải bài 4 trang 7 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8 không xác định

⇒ -1 không phải nghiệm của phương trình (b)

Tại x = 2 có:

Giải bài 4 trang 7 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

⇒ Do Giải bài 4 trang 7 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8 nên 2 không phải nghiệm của phương trình (b).

Tại x = 3 có:

Giải bài 4 trang 7 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

⇒ Giải bài 4 trang 7 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8 nên 3 là nghiệm của phương trình (b).

+ Xét phương trình (c) : x2 – 2x – 3 = 0

Tại x = -1 có: VT = x2 – 2x – 3 = (-1)2 – 2.(-1) – 3 = 0 = VP

⇒ x = -1 là nghiệm của phương trình x2 – 2x – 3 = 0

Tại x = 2 có: x2 – 2x – 3 = 22 – 2.2 – 3 = -3 ≠ 0.

⇒ x = 2 không phải nghiệm của phương trình x2 – 2x – 3 = 0.

Tại x = 3 có: x2 – 2x – 3 = 32 – 2.3 – 3 = 0

⇒ x = 3 là nghiệm của phương trình x2 – 2x – 3 = 0.

Vậy ta có thể nối như sau:

Giải bài 4 trang 7 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8


Câu 9:

Hai phương trình x = 0 và x(x - 1) = 0 có tương đương không? Vì sao?

Xem đáp án

- Phương trình x = 0 có tập nghiệm S1 = {0}.

- Xét phương trình x(x - 1) = 0. Vì một tích bằng 0 khi một trong hai thừa số bằng 0 tức là:

Giải bài 5 trang 7 SGK Toán 8 Tập 2 | Giải toán lớp 8

Nên phương trình này có tập nghiệm S2 = {0; 1}.

Vì S1 ≠ S2 nên hai phương trình không tương đương.

Kiến thức áp dụng

Hai phương trình gọi là tương đương nếu chúng có cùng tập nghiệm.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Các bài thi hot trong chương