IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Toán Giải SGK Toán 8 Đại số - Chương 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Giải SGK Toán 8 Đại số - Chương 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn

Bài 1: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng

  • 1944 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

a) Khi cộng - 3 và cả hai vế của bất đẳng thức - 4 < 2 thì được bất đẳng thức nào ?

b) Dự đoán kết quả: Khi cộng số c vào cả hai vế của bất đẳng thức - 4 < 2 thì được bất đẳng thức nào ?

Xem đáp án

a) -4 + (-3) = -7; 2 + (-3) = -1

⇒ ta có bất đẳng thức:-7 < -1

b) Khi cộng số c vào cả hai vế của bất đẳng thức - 4 < 2 thì được bất đẳng thức: -4+c < 2+c


Câu 5:

Mỗi khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?

a) (-2) + 3 ≥ 2;

b) -6 ≤ 2.(-3);

c) 4 + (-8) < 15 + (-8);

d) x2 + 1 ≥ 1.

Xem đáp án

(Kí hiệu: VP = vế phải; VT = vế trái)

a) Ta có: (-2) + 3 = 1

Vì 1 < 2 nên (-2) + 3 < 2.

Do đó khẳng định (-2) + 3 ≥ 2 là sai.

b) Ta có: 2.(-3) = -6

⇒ Khẳng định -6 ≤ 2.(-3) là đúng.

c) Ta có: 4 + (-8) = -4

              15 + (-8) = 7

Vì -4 < 7 nên 4 + (-8) < 15 + (-8)

Do đó khẳng định c) đúng

d) Với mọi số thực x ta có: x2 ≥ 0

⇒ x2 + 1 ≥ 1

⇒ Khẳng định d) đúng với mọi số thực x.


Câu 6:

Cho a < b, hãy so sánh:

a) a + 1 và b + 1 ;

b) a – 2 và b – 2

Xem đáp án

a) a < b

⇒ a + 1 < b + 1

(Cộng cả hai vế của BĐT với 1).

b) a < b

⇒ a + (-2) < b + (-2)

(Cộng cả hai vế của BĐT với -2).

hay a – 2 < b – 2.

Kiến thức áp dụng

Khi cộng cùng một số vào cả hai vế của một bất đẳng thức ta được một bất đẳng thức mới cùng chiều với bất đẳng thức đã cho.

Nếu a < b thì a + c < b < c.


Câu 7:

So sánh a và b nếu:

a) a – 5 ≥ b – 5 ;     b) 15 + a ≤ 15 + b

Xem đáp án

a) Vì a – 5 ≥ b – 5

=> a – 5 + 5 ≥ b – 5 + 5 (cộng 5 vào hai vế)

=> a ≥ b

b) 15 + a ≤ 15 + b

=> 15 + a + (-15) ≤ 15 + b + (-15) (cộng -15 vào hai vế)

=> a ≤ b


Bắt đầu thi ngay