Thứ sáu, 19/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Toán Giải SGK Toán 9 Chương 4: Hình trụ - Hình nón - Hình cầu

Giải SGK Toán 9 Chương 4: Hình trụ - Hình nón - Hình cầu

Bài 1: Hình Trụ - Diện tích xung quanh và thể tích của hình trụ

  • 523 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Lọ gốm ở hình 74 có dạng một hình trụ. Quan sát hình và cho biết đâu là đáy, đâu là mặt xung quanh, đâu là đường sinh của hình trụ đó ?

Xem đáp án

Đáy gồm 2 hình tròn ở trên và dưới của lọ gốm

Mặt xung quanh là mặt bên ngoài của lọ gốm

Đường sinh là đường thẳng nằm ở mặt xung quanh, nối 2 đáy của lọ gốm và vuông góc với đáy.


Câu 3:

Quan sát hình 77 và điền số thích hợp vào các chỗ trống:

- Chiều dài của hình chữ nhật bằng chu vi của đáy hình trụ và bằng: (....)(cm).

- Diện tích hình chữ nhật

(....) . (....) = (....) (cm2).

- Diện tích một đáy của hình trụ

(....) . 5 . 5 = (....) (cm2).

- Tổng diện tích hình chữ nhật và diện tích hai hình tròn đáy (diện tích toàn phần) của hình trụ

(....) + (....) . 2 = (....) (cm2).

 

Xem đáp án

- Chiều dài của hình chữ nhật bằng chu vi của đáy hình trụ và bằng: 10π (cm).

- Diện tích hình chữ nhật : 10. 10π = 100π (cm2).

- Diện tích một đáy của hình trụ: π.5.5 = 25π (cm2 )

- Tổng diện tích hình chữ nhật và diện tích hai hình tròn đáy (diện tích toàn phần) của hình trụ:

100 π + 25π. 2 = 150π (cm2).


Câu 4:

Hãy điền thêm các tên gọi vào dấu "..."

Xem đáp án

Điền vào dấu ... như sau:

(1): Bán kính đáy của hình trụ

(2): Đáy của hình trụ

(3): Đường cao của hình trụ

(4): Đáy của hình trụ

(5): Đường kính của đường tròn đáy

(6): Mặt xung quanh của hình trụ


Câu 6:

Quan sát ba hình dưới đây và chỉ ra chiều cao, bán kính đáy của mỗi hình.

Xem đáp án

Gọi h là chiều cao, r là bán kính đáy của hình trụ.

Hình a:     h = 10 cm; r = 4 cm

Hình b:     h = 11 cm; r = 0,5 cm

Hình c:     h = 3 m; r = 3,5 m


Câu 8:

Điền đủ các kết quả vào những ô trống của bảng sau:

Giải bài 5 trang 111 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

Xem đáp án

Kiến thức áp dụng

Hình trụ có bán kính đáy r, chiều cao h thì:

+ Chu vi đáy: C = 2π.r

+ Diện tích đáy: Sđ = π.r2

+ Diện tích xung quanh: Sxq = 2πrh

+ Thể tích: V = π.r2.h


Câu 9:

Chiều cao của một hình trụ bằng bán kính đường tròn đáy . Diện tích xung quanh của hình trụ 314 cm2.

Hãy tính bán kính đường tròn đáy và thể tích hình trụ (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai).

Xem đáp án

Diện tích xung quanh hình trụ bằng 314cm2

⇔ 2.π.r.h = 314

Mà r = h

⇒ 2πr2 = 314

⇒ r2 ≈ 50

⇒ r ≈ 7,07 (cm)

Thể tích hình trụ: V = π.r2.h = π.r3 ≈ 1109,65 (cm3).

Kiến thức áp dụng

Hình trụ có bán kính đáy r, chiều cao h thì:

+ Diện tích xung quanh: Sxq = 2πrh

+ Thể tích: V = π.r2.h


Câu 10:

Một bóng đèn huỳnh quang dài 1,2m, đường kính của đường tròn đáy là 4cm, được đặt khít vào một ống giấy cứng dạng hình hộp (h.82). Tính diện tích phần giấy cứng dùng để làm một hộp.

(Hộp hở hai đầu, không tính lề và mép dán).

Xem đáp án

Diện tích phần giấy cứng cần tính chính là diện tích xung quanh của một hình hộp có đáy là hình vuông cạnh 4cm,

chiều cao 1,2m = 120cm.

Diện tích xung quanh của hình hộp chính là diện tích bốn hình chữ nhật bằng nhau với chiều dài là 120 cm và chiều rộng 4cm:

Sxq= 4.4.120 = 1920 cm2

Kiến thức áp dụng

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật: Sxq = 2(a + b).h

với a, b là độ dài hai cạnh của hình chữ nhật, h là chiều cao của hình chữ nhật.


Bắt đầu thi ngay