Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 6 Khoa học tự nhiên Giải VBT Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành - Bộ Cánh diều

Giải VBT Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành - Bộ Cánh diều

Bài 1. Giới thiệu về khoa học tự nhiên

  • 174 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Ở hình 1.1, những hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên là những hình: …….

Xem đáp án

Ở hình 1.1, những hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên là những hình: a), b), c), g).


Câu 2:

Ví dụ về những hoạt động được coi là nghiên cứu khoa học tự nhiên: ………

Ví dụ về những hoạt động không phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên: ………

Xem đáp án

Ví dụ về những hoạt động được coi là nghiên cứu khoa học tự nhiên:

- Tìm hiểu về sự hình thành của các cơn bão.

- Tìm hiểu về tập tính di cư của loài chim.

- Nghiên cứu phản ứng este hóa.

Ví dụ về những hoạt động không phải là nghiên cứu khoa học tự nhiên:

- Lấy đất trồng cây.

- Vận chuyển nước.

- Tập hát.


Câu 3:

Hình 1.2 cho biết, trong cuộc sống của con người, khoa học tự nhiên có vai trò:

1. ……………..

Ví dụ: ……………..

2. ……………..

Ví dụ: ……………..

3. ……………..

Ví dụ: ……………..

4. ……………..

Ví dụ: ……………..

Xem đáp án

Hình 1.2 cho biết, trong cuộc sống của con người, khoa học tự nhiên có vai trò:

1. Cung cấp thông tin mới và nâng cao sự hiểu biết của con người.

Ví dụ: Tìm hiểu về hệ Mặt Trời giải thích được lí do vì sao Mặt Trời mọc ở hướng Đông và lặn ở hướng Tây.

2. Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế.

Ví dụ: Mô hình trồng cây trong nhà kính giúp kéo dài mùa vụ cây trồng, có thể trồng nhiều loại cây, bảo vệ cây khỏi sâu bệnh và động vật ăn thịt, tạo môi trường phát triển tối ưu,…

3. Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người.

Ví dụ: Nghiên cứu thuốc giảm đau, thuốc gây tê,… trong điều trị chữa bệnh.

4. Bảo vệ môi trường; Ứng phó với biến đổi khí hậu.

Ví dụ: Nghiên cứu và sản xuất xăng sinh học, phương tiên giao thông chạy bằng năng lượng tái tạo để giảm thiểu lượng khí thải độc hại ra môi trường.


Câu 4:

Hoàn thành bảng 1.1: Các hoạt động nghiên cứu khoa học đem lại lợi ích cho cuộc sống của con người.

Vai trò của khoa học tự nhiên

Bảo vệ môi trường

Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người

Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế

Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người

Hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên

 

 

 

 

Xem đáp án

Vai trò của khoa học tự nhiên

Bảo vệ môi trường

Cung cấp thông tin và nâng cao hiểu biết của con người

Mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế

Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống của con người

Hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên

 Nghiên cứu và xây dựng hệ thống tái chế rác thải.

Nghiên cứu về lực ma sát

Nghiên cứu và phát triển mô hình trồng rau trong nhà lưới, trồng rau sạch thủy canh.

Nghiên cứu và sản xuất các thiết bị y tế hỗ trợ trong điều trị chữa bệnh.


Câu 5:

Hình 1.3 cho biết đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực:

Sinh học: …………..

Thiên văn học:  …………..

Khoa học Trái Đất:  …………..

Vật lí học:  …………..

Hóa học:  …………..

Xem đáp án

Hình 1.3 cho biết đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực:

Sinh học: nghiên cứu các sinh vật và sự sống trên Trái Đất.

Thiên văn học: nghiên cứu về vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao, …).

Khoa học Trái Đất: nghiên cứu về Trái Đất.

Vật lí học: nghiên cứu về vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng.

Hóa học: nghiên cứu về các chất và sự biến đổi các chất.


Câu 6:

Hoàn thành bảng 1.2: Ví dụ về đối tượng nghiên cứu của các lĩnh vực khoa học tự nhiên.

Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên

Vật lí học

Hóa học

Sinh học

Thiên văn học

Khoa học Trái Đất

Đối tượng nghiên cứu

 

 

 

 

 

Xem đáp án

Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên

Vật lí học

Hóa học

Sinh học

Thiên văn học

Khoa học Trái Đất

Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu các lực cơ học: trọng lực, lực căng, lực ma sát, …

Nghiên cứu về cấu tạo và tính chất của đá vôi.

Nghiên cứu về động vật có vú.

Nghiên cứu về hố đen vũ trụ.

Nghiên cứu về tầng khí quyển.


Câu 7:

Trong hình 1.4:

Tên những vật sống: …………

Tên những vật không sống: …………

Xem đáp án

Trong hình 1.4:

Tên những vật sống: Con cá, con chim, con bạch tuộc, mầm cây.

Tên những vật không sống: Xe đạp, cái cốc, đôi giày.


Câu 8:

Đặc điểm giúp em nhận biết vật sống qua quan sát hình 1.5 là:

a) ……………..

b) ……………..

c) ……………..

d) ……………..

e) ……………..

g) ……………..

h) ……………..

Xem đáp án

Đặc điểm giúp em nhận biết vật sống qua quan sát hình 1.5 là:

a) Thu nhận chất cần thiết: Con bò ăn cỏ, cây hâp thụ chất dinh dưỡng từ đất.

b) Thải bỏ chất thải: Cây thải khí oxygen.

c) Vận động: Người chạy bộ.

d) Lớn lên: Từ cây còn non tới cây trưởng thành.

e) Sinh sản: Gà đẻ trứng nở thành con.

g) Cảm ứng: Cây rụt lại khi có người chạm tay vào.

h) Chết: Con gián chết.


Câu 9:

Hoàn thành bảng 1.3: Ví dụ về vật sống, vật không sống trong tự nhiên và những đặc điểm nhận biết chúng.

Vật trong tự nhiên

Đặc điểm nhận biết

Xếp loại

Thu nhận chất cần thiết

Thải bỏ chất thải

Vận động

Lớn lên

Sinh sản

Cảm ứng

Vật sống

Vật không sống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án

Vật trong tự nhiên

Đặc điểm nhận biết

Xếp loại

Thu nhận chất cần thiết

Thải bỏ chất thải

Vận động

Lớn lên

Sinh sản

Cảm ứng

Vật sống

Vật không sống

Xe máy

x

x

x

 

 

 

 

x

Con lợn

x

x

x

x

x

x

x

 

Cây hoa hồng

x

x

x

x

x

x

x

 

Quyển sách

 

 

 

 

 

 

 

x


Câu 10:

Chiếc xe máy nhận xăng, thải khói và chuyển động. Xe máy là ………..

Vì: …………

Xem đáp án

Chiếc xe máy nhận xăng, thải khói và chuyển động. Xe máy là vật không sống.

Vì: chiếc xe máy không lớn lên, không sinh sản, không cảm ứng, … không có đầy đủ các đặc điểm của vật sống.


Câu 11:

Hãy kể tên các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên.

……………..

Xem đáp án

Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên là vật lí, hóa học, sinh học, thiên văn học và khoa học Trái Đất.


Bắt đầu thi ngay