Giải VBT Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 1: Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành - Bộ Cánh diều
Bài 2. Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành
-
173 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Những dụng cụ đo mà gia đình em thường dùng là: …………
Những dụng cụ đo mà gia đình em thường dùng là: cân điện tử, nhiệt kế hồng ngoại, đồng hồ treo tường, cốc chia độ.
Câu 2:
Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, nếu đặt bình chia độ không thẳng đứng thì kết quả đo sẽ …………..
Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, nếu đặt bình chia độ không thẳng đứng thì kết quả đo sẽ không chính xác.
Câu 4:
Tác dụng của các bộ phận chính trong kính hiển vi quang học: ……………..
Tác dụng của các bộ phận chính trong kính hiển vi quang học:
- Chân đế, thân kính, mâm gắn vật kính, bàn kính để tiêu bản: dùng để cố định kính và tiêu bản mẫu vật.
- Thị kính: người ta đặt mắt để nhìn mẫu vật, dùng để tạo ra ảnh thật của vật cần quan sát.
- Vật kính: sát với vật muốn quan sát, đóng vai trò như kính lúp để quan sát ảnh thật.
- Đèn chiếu sáng giúp chiếu sáng mẫu vật.
- Núm điều chỉnh độ sáng của đèn: dùng để điều chỉnh lượng ánh sáng cho phù hợp với mắt người quan sát.
- Núm chỉnh thô (ốc vĩ cấp): dùng để điều chỉnh tiêu bản nâng lên hạ xuống cho phù hợp với người quan sát.
- Núm chỉnh tinh (ốc vi cấp): dùng để điều chỉnh tiêu bản đến vị trí rõ nét nhất.
- Núm di chuyển tiêu bản (trước, sau, trái, phải).
Câu 5:
Kết quả quan sát mẫu mô lá cây (hoặc mô động vật): …………………
Kết quả quan sát mẫu mô lá cây (hoặc mô động vật):
Câu 6:
Những việc được mô tả trong hình 2.9 em cần làm vì: ………………..
Những việc được mô tả trong hình 2.10 em không được làm vì: ………………..
Những việc được mô tả trong hình 2.9 em cần làm vì: các hành động đó đảm bảo được an toàn cho bản thân người làm thí nghiệm.
Những việc được mô tả trong hình 2.10 em không được làm vì: các hành động đó làm mất an toàn cho người làm thí nghiệm và phòng thực hành.
Câu 7:
Những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trỏng phòng thực hành: ……………..
Đề xuất cách xử lí: …………….
Những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trỏng phòng thực hành:
+ Ngửi phải hóa chất độc hại
+ Làm vỡ đồ thí nghiệm
+ Đèn cồn bị đổ và gây cháy
Đề xuất cách xử lí: Trong mọi tình huống cần báo ngay với giáo viên.
+ Ngửi phải hóa chất độc hại: đưa tới phòng y tế và ở nơi thoáng khí.
+ Làm vỡ đồ thí nghiệm: cần thu dọn gọn gàng.
+ Đèn cồn bị đổ và gây cháy: sử dụng khăn ẩm phù lên chỗ cháy hoặc sử dụng bình chữa cháy. Người bị bỏng cồn cần dội nước lã liên tục trong 20 – 30 phút và đưa tới cơ sở y tế gần nhất.
Câu 9:
NỘI QUY AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH
Những việc cần làm ……………………………………….. |
|
Những việc không được làm ……………………………………….. |
|
||
|
BIỂN CẢNH BÁO CHẤT ĐỘC HẠI
|
NỘI QUY AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH
Những việc cần làm 1. Đi học đúng giờ, mang đầy đủ mẫu vật quy định. 2. Thực hiện các qui định của phòng thực hành. 3. Làm theo hướng dẫn của giáo viên. 4. Giữ phòng thực hành ngăn nắp, sạch sẽ. 5. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm với hóa chất và lửa. 6. Thông báo ngay với thầy cô giáo và các bạn khi gặp sự cố như đánh đổ hóa chất, làm vỡ ống nghiệm,… 7. Thu gom hóa chất thải, rác thải sau khi thực hành và để vào nơi quy định. 8. Rửa sạch tay bằng nước sạch và xà phòng khi kết thúc buổi thực hành. 9. Tích cực đặt câu hỏi, trung thực với số liệu và đánh giá. 10. Chú ý các biển cảnh báo. |
|
Những việc không được làm 1. Tự ý vào phòng thực hành. 2. Làm thí nghiệm khi chưa được thầy cô giáo cho phép. 3. Tự ý đổ lẫn các hóa chất vào nhau. 4. Đổ hóa chất vào cống thoát nước hoặc ra môi trường. 5. Ăn, uống trong phòng thực hành. 6. Chạy nhảy, làm mất trật tự. 7. Không tôn trọng người khác. |
|
||
|
BIỂN CẢNH BÁO CHẤT ĐỘC HẠI
Câu 10:
Trong các dụng cụ đo dưới đây, dụng cụ nào để đo chiều dài?
A. Cốc đong.
B. Đồng hồ bấm giây.
C. Nhiệt kế.
D. Thước dây.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
A – đo thể tích.
B – đo thười gian.
C – đo nhiệt độ.
Câu 11:
Trong những việc dưới đây, việc nào không được làm trong phòng thực hành?
A. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm với hóa chất và lửa.
B. Thông báo với giáo viên và các bạn khi gặp sự cố như đánh đổ hóa chất, vỡ ống nghiệm,…
C. Ngửi, nếm các hóa chất.
D. Thu gom hóa chất thải, rác thải sau khi thực hành và để vào nơi quy định.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
A, B, D là các việc cần làm trong phòng thực hành.