Giải VBT Khoa học tự nhiên 6 Chủ đề 5: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực – thực phẩm - Bộ Cánh diều
Bài 9: Một số lương thực – thực phẩm thông dụng
-
193 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
- Các lương thực trong cuộc sống: …………………………….
- Các thực phẩm trong cuộc sống: …………………………….
- Các lương thực trong cuộc sống: gạo, ngô, khoai, sắn …
- Các thực phẩm trong cuộc sống: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hoa quả, rau xanh…
Câu 2:
Vai trò của lương thực – thực phẩm đối với con người: ……………
Vai trò của lương thực – thực phẩm đối với con người: cung cấp các chất thiết yếu cho cơ thể như tinh bột, đường; chất béo; chất đạm; các loại vitamin và chất khoáng …
- Tinh bột, đường là những chất cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
- Chất béo có vai trò dự trữ, cung cấp năng lượng cho cơ và các hoạt động sống của cơ thể.
- Chất đạm là một trong các thành phần cấu tạo nên cơ thể sinh vật. Chúng tham gia cung cấp năng lượng và tham gia hầu hết các hoạt động sống của sinh vật.
- Các loại vitamin và chất khoáng có vai trò nâng cao hệ miễn dịch, giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, phòng chống các loại bệnh tật.
Câu 3:
Các lương thực – thực phẩm giàu:
a) tinh bột, đường: ……………………..
a) tinh bột, đường: cơm, bún, phở, bánh mì, khoai, sắn,…
Câu 7:
- Một số lương thực – thực phẩm tươi sống: …………………………………..
- Một số lương thực – thực phẩm đã qua chế biến: ……………………………
- Một số lương thực – thực phẩm tươi sống: rau xanh, hoa quả, cá, tôm, trứng…
- Một số lương thực – thực phẩm đã qua chế biến: cơm, thức ăn đóng hộp, cá rán, khoai luộc, xúc xích, giò, chả …
Câu 8:
Một số cách bảo quản lương thực – thực phẩm ở gia đình em: ………………….
Một số cách bảo quản lương thực – thực phẩm ở gia đình em: đông lạnh, hút chân không, hun khói, sấy khô, sử dụng muối hoặc đường…
Câu 9:
Tên lương thực – thực phẩm |
Tính chất |
Cách sử dụng |
Cách bảo quản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tên lương thực – thực phẩm |
Tính chất |
Cách sử dụng |
Cách bảo quản |
Thịt bò |
Tươi sống |
Nấu chín |
Trong tủ lạnh hoặc sấy khô |
Tôm |
Tươi sống |
Nấu chín |
Trong tủ lạnh hoặc sấy khô |
Rau xanh |
Tươi sống |
Nấu chín hoặc ăn trực tiếp (tùy loại) |
Trong tủ lạnh hoặc muối chua |
Quả chín |
Tươi sống |
Ăn trực tiếp |
Trong tủ lạnh, sấy khô hoặc ngâm đường |
Bánh mì |
Đã qua chế biến |
Ăn trực tiếp |
Để nơi khô ráo, tránh ẩm mốc |
Câu 10:
Thông tin về một số lương thực – thực phẩm ở địa phương em: …………….
Học sinh tự điền theo địa phương sinh sống.
Ví dụ:
+ Hải Dương có các loại lương thực – thực phẩm tiêu biểu như: Bánh đậu xanh; bánh gai; vải thiều; rươi…
+ Hà Nam có cá kho làng Vũ Đại, …
Câu 11:
Kể tên các nhóm chất thiết yếu mà lương thực – thực phẩm đã cung cấp cho cơ thể con người. Nêu vai trò của mỗi nhóm chất trên đối với con người.
- Các nhóm chất thiết yếu: tinh bột, đường; chất béo; chất đạm; các loại vitamin và chất khoáng.
- Vai trò:
+ Tinh bột, đường là những chất cung cấp năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể.
+ Chất béo có vai trò dự trữ, cung cấp năng lượng cho cơ và các hoạt động sống của cơ thể.
+ Chất đạm là một trong các thành phần cấu tạo nên cơ thể sinh vật. Chúng tham gia cung cấp năng lượng và tham gia hầu hết các hoạt động sống của sinh vật.
+ Các loại vitamin và chất khoáng có vai trò nâng cao hệ miễn dịch, giúp chúng ta có một cơ thể khỏe mạnh, phòng chống các loại bệnh tật.
Câu 12:
Tìm hiểu một số sự cố ngộ độc thực phẩm tập thể diễn ra gần đây. Theo em, nguyên nhân dẫn đến ngộ độc tập thể là gì? Làm thế nào để phòng tránh ngộ độc thực phẩm.
- Sáng 29/ 5/ 2020, tại trường Tiểu học xã N’Thôl Hạ (huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng) đã xảy ra một vụ ngộ độc tập thể do ăn bánh mì của một nhóm từ thiện cung cấp, vụ ngộ độc làm 135 em học sinh phải nhập viện.
- Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc tập thể: do thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật, thực phẩm bị ô nhiễm hóa chất, thực phẩm chứa các chất độc tự nhiên, thức ăn bị nhiễm thuốc trừ sâu hay các chất phụ gia (hàn the, màu công nghiệp, đường hóa học)…
- Biện pháp để tránh ngộ độc thực phẩm:
+ Rửa tay và vệ sinh các bề mặt dụng cụ chế biến thường xuyên.
+ Phân loại thực phẩm tránh lây nhiễm chéo.
+ Chế biến thực phẩm nhiệt độ thích hợp.
+ Bảo quản thực phẩm đúng cách.