Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Lịch sử Giải VTH Sử 7 Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên có đáp án

Giải VTH Sử 7 Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên có đáp án

Giải VTH Sử 7 Bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên có đáp án

  • 148 lượt thi

  • 24 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 13:

Hãy nối ô chữ bên trái với ô chưa bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.
Media VietJack
Xem đáp án

Lời giải:

Ghép nối:     1 – a), d);               2 – b), e), h);          3 – c), g), i)


Câu 15:

Trong cuộc kháng chiến năm 1285, vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận chiến Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc).

Xem đáp án

Lời giải:

[ S ] Trong cuộc kháng chiến năm 1285, vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy trận chiến Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc).


Câu 16:

Trong cuộc kháng chiến năm 1958, quân Trần giành thắng lợi 3 Đông Bộ Đau, quân Nguyên thua trận và phải rút chạy về nước.

Xem đáp án

Lời giải:

[ Đ ]  Trong cuộc kháng chiến năm 1258, quân Trần giành thắng lợi ở Đông Bộ Đầu, quân Nguyên thua trận và phải rút chạy về nước.


Câu 17:

Hội nghị Bình Than và Hội nghị Diên Hồng được triều Trần tổ chức trước cuộc xâm lược của quân Nguyên năm 1285.

Xem đáp án

Lời giải:

[ Đ ]  Hội nghị Bình Than và Hội nghị Diên Hồng được triều Trần tổ chức trước cuộc xâm lược của quân Nguyên năm 1285.


Câu 18:

Trong cuộc xâm của quân Nguyên năm 1287 – 1288, một cánh quân Nguyên theo đường biển vào sông Bạch Đằng, nhưng đã bị quân ta phục kích, thất bại thảm hại nên phải rút về nước.

Xem đáp án

Lời giải:

[ S ]  Trong cuộc xâm của quân Nguyên năm 1287 – 1288, một cánh quân Nguyên theo đường biển vào sông Bạch Đằng, nhưng đã bị quân ta phục kích, thất bại thảm hại nên phải rút về nước.


Câu 19:

Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 và 1287 – 1288.
Xem đáp án

Lời giải:

[ Đ ] Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 và 1287 – 1288.


Câu 21:

Gạch dưới những từ/cụm từ trong các đoạn tư liệu trên thể hiện tinh thần đó.
Xem đáp án

Lời giải:

Yêu cầu Những từ cụm từ thể hiện tinh thần kháng chiến của vua tối nhà Trần:

+ “Đầu thần chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo”

+ Thích vào cánh tay hai chữ "Sát Thát”; đồng thanh hô lớn: “Đánh!”;

+ “Chém đầu thần rồi hãy hàng”;

+ “thà làm quỷ nước Nam, không thèm làm vương đất Bắc”;

+ Hổ thẹn, phẫn kích, bóp nát.


Câu 22:

Em có nhận xét gì về tinh thần kháng chiến của vua tôi nhà Trần.
Xem đáp án

Lời giải:

Yêu cầu  Nhận xét: Trong bất kì hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt thế nào, vua tối nhà Trần vẫn nêu cao tinh thần yêu nước, quyết tâm, anh dũng đánh giặc. Đó là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.Và đó cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.


Câu 23:

Em hãy đánh giá vai trò của một trong các nhân vật lịch sử sau: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông đối với cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên thế kỉ XIII.
Xem đáp án

Lời giải:

- Vai trò của Trần Quốc Tuấn:

+ Giữ vai trò là Tổng chỉ huy trong hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (năm 1285 và 1287 – 1288), cùng với vua Trần lãnh đạo thành công 2 lần kháng chiến.

+ Ông đã đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn – đây là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

+ Ông là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”.

+ Trần Quốc Tuấn cũng chủ động gạt bỏ hiềm khích gia tộc để củng cố khối đoàn kết trong nội bộ triều đình nhà Trần, qua đó góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc.

- Trần Thánh Tông: trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285 và 1287 – 1288.

- Trần Nhân Tông: đã cùng vua cha cầm quân hai lần đánh thắng kẻ thù xâm lược hùng mạnh nhất thời đó (vào năm 1285 và 1288).


Câu 24:

Ba lần chiến thắng quân xâm lược Mông - Nguyên đã để lại nhiều bài học lịch sử quý giá. Theo em, bài học nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Xem đáp án

Lời giải:

- Bài học quan trọng nhất là: phát huy sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.

- Vì: nếu không có sự đoàn kết chiến đấu và ủng hộ của nhân dân, cuộc kháng chiến chống ngoại xâm khó có thể giành thắng lợi (ví dụ: cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ đã thất bại vì không phát huy được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc).


Bắt đầu thi ngay