Giải VTH Sử 7 Bài 15. Nước Đại Ngu thời Hồ (1400 – 1407) có đáp án
-
150 lượt thi
-
19 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.
Vương triều Hồ được thành lập là do
A. vua Trần nhường ngôi cho Hồ Quý Ly.
B. Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi.
C. nhà Minh yêu cầu nhà Trần truyền ngôi cho nhà Hồ.
D. quý tộc Trần suy tôn Hồ Quý Ly lên ngôi.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Câu 2:
Vì sao Hồ Quý Ly lại tiến hành cải cách toàn diện đất nước?
A. Muốn xoá bỏ mọi chính sách, ảnh hưởng của nhà Trần.
B. Muốn củng cố nền thống trị của triều đại mới.
C. Xã hội Đại Việt cuối thời Trần lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc, tình hình rối ren, nhân dân bất bình.
D. Tăng cường tiềm lực cho đất nước trước âm mưu xâm lược của nhà Minh.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Câu 3:
Hồ Quý Ly tiến hành cải cách trong các lĩnh vực nào?
A. Chính trị, quân sự.
B. Kinh tế, xã hội.
C. Văn hoá, giáo dục.
D. Cải cách toàn diện.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Câu 4:
Để tăng cường sức mạnh quân sự, nhà Hồ đã thực hiện biện pháp gì?
A. Cải cách chế độ học tập, thi cử để chọn người tài.
B. Thực hiện chính sách hạn điền, hạn nộ.
C. Lập lại kỉ cương, cải tổ quy chế quan lại.
D. Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng nhiều thành luỹ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Câu 5:
Hồ Quý Ly cho phát hành loại tiền giấy đầu tiên là
A. Thông bảo hội sao.
B. Thông bảo.
C. Thuận Thiên thông báo.
D. Thánh Nguyên thông bảo.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Câu 6:
Ý nào không đúng về tác động tích cực của cải cách Hồ Quý Ly?
A. Góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.
B. Tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước.
C. Góp phần phát triển văn hoá dân tộc.
D. Nhiều biện pháp cải cách chưa triệt để, kết quả thực hiện còn hạn chế.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Câu 7:
Quân Minh lấy cớ nào để tiến hành xâm lược Đại Việt?
A. Nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần.
B. Quý tộc Trần cầu cứu nhà Minh giúp đỡ.
C. Nhà Hồ không thực hiện chế độ triều cống nhà Minh.
D. Quân đội nhà Hồ quấy nhiễu biên giới phía nam.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Câu 8:
Khai thác tư liệu 1, 2 (tr. 76, SGK) cho biết nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ là gì?
A. Nhà Hồ mới thành lập nên tiềm lực kinh tế còn yếu.
B. Lực lượng quân Minh quá mạnh.
C. Nhà Hồ không được nhân dân ủng hộ.
D. Lực lượng quân đội của nhà Hồ quá yếu.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Câu 9:
Điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) về nội dung lịch sử vào ô ☐ trước các câu dưới đây.
☐ Cuối thời Trần, nhà Trần ngày càng suy yếu, khủng hoảng khiến nhân dân bất bình.
Lời giải:
[ Đ ] Cuối thời Trần, nhà Trần ngày càng suy yếu, khủng hoảng khiến nhân dân bất bình.
Câu 10:
☐ Hồ Quý Ly tiến hành cải cách toàn diện đất nước trước khi lên ngôi vua, lập - triều Hồ.
Lời giải:
[ Đ ] Hồ Quý Ly tiến hành cải cách toàn diện đất nước trước khi lên ngôi vua, lập - triều Hồ.
Câu 11:
Lời giải:
[ S ] Chính sách hạn điền, hạn nô của Hồ Quý Ly nhằm hạn chế quyền lực của tất cả giới quý tộc.
Câu 12:
Lời giải:
[ Đ ] Tiền giấy lần đầu tiên được phát hành và sử dụng dưới triều Hồ.
Câu 13:
Lời giải:
[ Đ ] Để chống quân Minh, triều Hồ chủ trương dựa vào lực lượng quân đội mạnh và thành luỹ kiên cố.
Câu 14:
Lời giải:
[ S ] Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ thất bại là thời gian trị vì của triều Hồ quá ngắn ngủi.
Câu 15:
Lời giải:
Ghép nối: 1 – c); 2 – b); 3 – a); 4 – d); 5 – d)
Câu 16:
Khai thác nội dung các đoạn tư liệu sau và cho biết nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thất bại của cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ là gì? Vì sao? Hãy lấy dẫn chứng từ tư liệu.
Tư liệu 1. Khi họp bàn về kể sách chống giặc Minh, Hồ Nguyên Trừng nói: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”. (Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, NXB Khoa học xã hội, 1993, tr. 211)
Tư liệu 2. Nguyễn Trãi đã từng nhận xét: Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển/ Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi/ Thuyền bị lật mới tin rằng dân là như nước. (Theo Viện Sử học, Nguyễn Trãi toàn tập, Quan hải tùng thư (dịch nghĩa), NXB Khoa học xã hội, 2020, tr. 222)
Lời giải:
- Từ nội dung hai đoạn tư liệu cho thấy, nguyên nhân quan trọng nhất khiến cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ nhanh chóng thất bại là do: không đoàn kết được nhân dân, không được nhân dân ủng hộ
Câu 17:
Lời giải:
* Điểm khác biệt trong đường lối kháng chiến của nhà Trần và nhà Hồ
- Đường lối kháng chiến của nhà Trần:
+ Dựa vào sức dân, đoàn kết, huy động sức mạnh toàn dân đánh giặc.
+ Đường lối kháng chiến linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn của cuộc chiến đấu: “lấy yếu đánh mạnh, lấy ít địch nhiều”; thực hiện “vườn không nhà trống”; rút lui chiến lược (để tránh thế mạnh của giặc, bảo toàn và phát triển lực lượng) và tiến hành tổng phản công khi có thời cơ (địch suy yếu).
- Đường lối kháng chiến của nhà Hồ: Không dựa vào sức mạnh toàn dân mà hoàn toàn dựa vào thành lũy (thành Đa Bang, thành Tây Đô,...), vào sức mạnh quân sự (súng thần cơ, chiến thuyền có lầu,..) để đối kháng với quân Minh.
Câu 18:
Lời giải:
a/ Bảng thống kê những chính sách cải cách của Hồ Quý Ly
Lĩnh vực |
Nội dung cải cách |
Chính trị và quân sự |
- Củng cố chế độ quân chủ tập quyền bằng các biện pháp: cải tổ quy chế quan lại, lập lại kỉ cương… - Tăng cường lực lượng quân đội chính quy, xây dựng thành lũy như Tây Đô, Đa Bang (Hà Nội)…. Chế tạo súng, đóng thuyền. |
Kinh tế - xã hội |
- Phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng. - Cải cách chế độ thuế khóa, thống nhất đơn vị đo lường. - Thực hiện chính sách hạn điền và hạn nô. |
Văn hóa |
- Cải cách chế độ học tập và thi cử để tuyển chọn nhân tài. - Đề cao văn hóa dân tộc, khuyến khích sử dụng chữ Nôm để dịch sách chữ Hán, dạy học và sáng tác văn chương… |
b/ Tác động của chính sách cải cách:
- Tích cực:
+ Góp phần củng cố quyền lực của chính quyền trung ương, giảm bớt thế lực tầng lớp quý tộc nhà Trần.
+ Tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước.
+ Phát triển văn hóa dân tộc.
- Hạn chế: cải cách chưa triệt để và kết quả trong thức tế còn hạn chế, gây bất mãn trong một bộ phận nhân dân.
Câu 19:
Lời giải:
- Bài học kinh nghiệm từ sự thất bại của nhà Hồ cho công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc là:
+ Đoàn kết và phát huy sức mạnh của toàn dân.
+ Giáo dục, nâng cao tình yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc.
+ Tăng cường củng cố hệ thống quốc phòng an ninh.