Tiếng Việt lớp 4 Tuần 12: Có chí thì nên
-
55 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trước khi chạy tàu thủy Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
Trước khi chạy tàu thủy, Bạch Thái Bưởi đã làm đủ nghề buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ
Câu 2:
Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào?
Để cạnh tranh và thắng được các chủ tàu người nước ngoài, Bạch Thái Bưởi đã tiến hành làm nhiều công việc bằng chính tài năng và trí tuệ của mình: Cho người đến các bến tàu để diễn thuyết, kêu gọi hành khách với khẩu hiệu:"Người ta phải đi tàu ta" khơi dậy lòng tự hào dân tọc của người Việt. Chính nhờ vậy mà khách hàng đến với ông ngày một đông và cuối cùng nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán tàu cho ông. Từ đó, ông mở rộng nghề kinh doanh của mình, mua xưởng sữa chữa tàu thuê kĩ sư trông nom,...
Câu 3:
Em hiểu thế nào là " Một bậc anh hùng kinh tê"?
Bậc anh hùng kinh tế là bậc anh hùng lao động ngành kinh doanh – một nhà kinh doanh giỏi trên thương trường
Câu 4:
Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công
Bạch Thái Bưởi thành công trước hết là ở nghị lực. ý chí kiên cường sự kiên trì nhẫn nại trong công việc sau đó là bằng tài năng và nghệ thuật kinh doanh biết khơi dậy lòng tự hào dân tộc để hành khách người Việt ủng hộ người Việt, giúp kinh tế Việt phát triển. Đó chính là những nguyên nhân đưa Bạch Thái Bưởi đến thành công.
Câu 5:
Nghe – viết bài " Người chiến sĩ giàu nghị lực"
Luyện viết một hai lần. Chú ý sửa chữa những lỗi thường sai phạm do cách phát âm địa phương
Câu 6:
Điền vào chỗ trống
a) tr hay ch? (SGK trang 117)
b) Tiếng có vần"ươn hay ương" (SGK trang 117)
a) tr hay ch
"Ngày...Trung Quốc...chín mươi tuổi...hai trái núi...chắn ngang...chê cười...Tôi chết...cháu tôi...có chắt...truyền nhau...chẳng thể,...trời nghe...trái núi"
b) Tiếng có vần "ươn hay ương"
c) ...vươn lên...chán chường...thương trường...khai trương...đường thủy...thịnh vượng
Câu 7:
Xếp các tiếng chí sau đây vào hai nhóm:
"chí phải, ý chí, chí lí, chí thân, chí khí, chí tình, chí hướng, chí công, quyết chí"
a. Chí có nghĩa là rất , hết sức ( biểu thị mức độ cao nhất)
- Chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công.
b) Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục tiêu tốt đẹp.
- Ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.
Câu 8:
Dòng nào đã cho nêu đúng nghĩa của từ "nghị lực"
Em chọn (b) Sức mạnh tinh thần làm cho con người kiên quyết trong hành động, không lùi bước trước khó khăn
Câu 9:
Em chọn từ nào trong ngoặc đơn (nghị lực, quyết tâm, nản chí, quyết chí, kiên nhẫn, nguyện vọng). Để điền vào ô trống (SGK trang 118)
Em chọn và điền vào chỗ trống theo thứ tự sau:
...giàu nghị lực...không nản chí...quyết tâm của em...thiếu kiên nhẫn...càng quyết chí...đạt nguyện vọng.
Câu 10:
Mỗi câu tục ngữ sau đây khuyên ta điều gì?
a) Lửa thử vàng gian nan thử sức
- Khuyên ta muốn biết vàng thật thì phải thử lửa. Muốn biết sức người thì phải kinh qua gian khổ khó khắn mới đo được chính xác. Chỉ có tôi luyện trong gian khổ con người mới trưởng thành.
b) Nước lã mà vã lên hồ
Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan
Khuyên ta cần có lòng tự tin vào ý chí nghị lực của bản thân chính mình. Con người từ tay không mà làm nên sự nghiệp lớn mới giỏi, mới tài. Được thế mọi người mới kính trọng nể phục.
c) Có vất vả mới thanh nhàn
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho
Để có được cuộc sống đầy đủ, ấm no, hanh phúc chúng ta cần phải lao động khó nhọc vất vả. Chỉ có lao động và bằng lao động mới mong có ngày an nhàn sung sướng hạnh phúc.