Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 4 Tiếng Việt Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13: Có chí thì nên

Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13: Có chí thì nên

Tiếng Việt lớp 4 Tuần 13: Có chí thì nên

  • 100 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Xi – ôn – côp-xki mơ ước điều gì?

Xem đáp án

Xi –ôn-cốp-xki mơ ước được bay lên bầu trời


Câu 2:

Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào?

Xem đáp án

Ông sống rất kham khổ chỉ ăn bánh mì suông quanh năm tiết kiệm tiền bạc để mua sách vở và đồ dùng vật tư thí nghiệm, Tuy không được nhà vua ủng hộ, ông vẫn không hề nản chí, tiếp tục nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, một phương tiện biến ước mơ của loài người thành hiện thực bay đến các vì sao, chinh phục vũ trụ


Câu 3:

Nghe viết bài "Người tìm đường lên các vì sao" (từ đầu đến "hàng trăm lần")

Xem đáp án

Tự luyến viết vài lần. Chú ý các tiếng thường phạm lỗi do phát âm địa phương.


Câu 4:

Nguyên nhân chính giúp Xi –ôn – cốp- xki thành công là gì?

Xem đáp án

Đó chính là nghị lực ý chí là ước mơ chinh phục vũ trụ và lòng ham hiểu biết khám phá khoa học của ông


Câu 5:

Em có thể đặt tên khác cho truyên như sau?

Xem đáp án

Ước mơ chinh phục vũ trũ, con đường đến với các vì sao


Câu 6:

a) Tìm các tính từ

- Có hai tiếng đều bắt đầu bằng "l"

- Có hai tiếng đều bắt đầu bằng"n"

b) Điền vào ô trống có âm "I hay iê"

Xem đáp án

a) Đó là những từ:

- Bắt đầu bằng "l": lóng lánh, lạnh lùng, long lanh, lung linh lặng lẽ, lành lạnh, lả lơi, lai láng,...

- Bắt đầu bằng "n": na ná, nông nổi, náo nức, não nề, não nùng, nề nếp, nõn nà, nô nức,...

Em lần lượt điền như sau

...nghiêm khắc...phát minh...kiên trì...thí nghiệm...nghiên cứu...thí nghiệm...bóng điện...thí nghiệm.


Câu 7:

Tìm các từ

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n có nghĩa đã cho ( SGK trang 127)

b) Chứa tiếng có vần "im hoặc iêm" có nghĩa đã cho (SGK trang 127)

Xem đáp án

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n có nghĩa đã cho ( SGK trang 127) như sau:

- Nản chí, nản lòng, chán nản

- Lí tưởng

- Lạc hướng

b) Chứa tiếng có vần "im hoặc iêm" có nghĩa đã cho (SGK trang 127) như sau:

- Kim khâu

- Tiết kiệm

- Trái tim


Câu 8:

Tìm các từ

a) Nói lên ý chí, nghị lực của con người

b) Nêu lên những thử thách đối với ý chí nghị lực

Xem đáp án

a) Nói lên ý chí, nghị lực của con người

Đó là những từ:

Kiên trì, kiên nhẫn, nhẫn nại, chịu khó, quyết chí, quyết tâm,...

b) Nêu lên những thử thách đối với ý chí nghị lực

Đó là những từ:

Khó khăn, gian khổ, gian nan, gian truân, nguy hiểm, chông gai,...


Câu 9:

Đặt câu với một từ tìm được ở trên

Xem đáp án

Nhờ kiên trì luyện tập chữ viết của em Vân ngày cành tiến bộ.

Con đường nào cũng lắm chông gai phải có ý chí nghị lực mới đạt được mục đích của mình.


Câu 10:

Viết một đoạn văn ngắn nói về một người có ý chí nghị lực

Xem đáp án

Tôi rất khâm phục Hùng ở lớp tôi. Hùng mồ côi cha từ nhỏ. Lên bốn tuổi Hùng lên cơn sốt bại liệt, đi đứng rất khó khăn. Mỗi lần tôi sang chơi bao giờ cũng thấy Hùng tập đi. Lúc đầu cậu vịn vào thành giường để di chuyển từ đầu giường xuống cuối giường, mồ hôi đổ ra như tắm. Hùng bào : "đau lắm Thành ạ! Nhưng mình sẽ cố!" Rồi từ từ Hùng dùng nạng để đi. Những năm học lớp một lớp hai Hùng còng dùng nạng. Sang năm lớp ba Hùng không dùng nạng nữa. Nhiều lần bị ngã sóng soài, quần áo sách vở bẩn hét nhưng Hùng không nản. Và bây giờ năm lớp bón Hùng đã đi lại gần như người bình thường. Còn việc học của Hùng thì khỏi phải nói. Bao giờ cậu cũng đứng đầu lớp. Hùng là tấm gương sáng về ý chí nghị lực vượt khó cho toàn trường noi theo


Câu 11:

Kể một câu chuyện em được chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia thể hiện tinh thần kiên trì vượt khó.

Xem đáp án

Ototake - một thanh niên Nhật Bản bị tật nguyền, mất cả tay, chân, vẫn tốt nghiệp đại học và trở thành một bình luận viên thể thao, là tấm gương sáng để Sơn Lâm hướng tới.

Năm nay đã tròn 20 tuổi, nhưng người thanh niên đất mỏ này chỉ cao chưa đầy 1 mét, nặng hơn 20 cân. Đôi chân cong queo, không bao giờ có thể đứng thẳng lên được. Đó là di chứng chất độc màu da cam mà người bố bệnh binh đã để lại cho Lâm. 

Nhà rất nghèo. Bố bệnh tật, rượu chè rồi sớm qua đời. Mẹ một mình tảo tần, ngược xuôi nuôi 4 đứa con nhỏ, trong đó có đến hai đứa bị tật nguyền. Sơn Lâm nuôi chí ham học từ nhỏ. Bao nhiêu năm đi học là bấy nhiêu năm Lâm được các bạn đón đưa đến trường. Có hai người bạn chí cốt nhất là Trung, ròng rã 9 năm học THCS, và Thái suốt ba năm THPT, thay nhau cõng Sơn Lâm đến trường. Bộ ba xe-pháo-mã đã cùng nhau học tập. phấn đấu, san sẻ cùng nhau những mất mát, nhọc nhằn, là nguồn an ủi, động viên vô cùng lớn lao đối với Lâm

Tốt nghiệp THPT, nhưng thi đại học lần đầu trượt vỏ chuối đã khiến Lâm khóc thầm mất mấy đêm. Nhưng rồi chú thanh niên không may lại nghiến răng, quyết chí ôn luyện. Kiên trì và cố gắng của Lâm đã được đền bù. Năm thứ 2, Sơn Lâm nhận giấy báo trúng tuyển cả hai trường Đại học. Thật đáng nể trọng, khâm phục, khi Lâm quyết định theo học song song cả hai trường. Thế là, buổi sáng học ở Đại học Phương Đông, buổi chiều lại về Đại học Ngoại ngữ. Bạn bè lại thay nhau đón đưa Lâm đến lớp. Gian khổ, vất vả gấp đôi, gấp ba sinh viên bình thường, nhưng Sơn Lâm đã sớm xác định mình phải học thay cho các anh em mình, cho bố mẹ mình. Mặc cảm tật nguyền, lạc lõng thỉnh thoảng cũng gợn lên, song lại nhanh chóng tan biến trong cái đầu thông minh và nghị lực hiếm có của anh.

- Em mơ ước trở thành bình luận viên bóng đá. Sơn cười hiền lành, tâm sự về ước mơ ấp ủ trong lòng.

Tại Hội nghị Người khuyết tật châu Á Thái Bình Dương tổ chức vào tháng 12-2001 tại Hà Nội, Sơn Lâm được chọn là một trong những đại diện ưu tú của tỉnh Quảng Ninh tham dự.

Một cậu bé thanh niên đôi chân cong queo, đôi vai gồ lên, vẫn chống nạng đá bóng cùng các bạn. Sơn Lâm biết làm thơ và chơi dàn Cirgan. Lâm chỉ mong có dịp nào đó được sang Nhật để gặp và trò chuyện với thần tượng của mình: Anh Ototake tuyệt vời!

(Theo Chuyện cổ tích của cậu bé tật nguyền của Đặng Thủy)


Câu 12:

Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?

Xem đáp án

Vì chữ viết xấu quá thầy không đọc được.


Câu 13:

Sự việc gì xảy ra làm Cao Bá Quát ân hận?

Xem đáp án

Đó là sự việc bà hàng xóm nhờ ông viết một lá đơn kiện. Quan không đọc được lá đơn vì chữ viết xấu, bèn thét linh đuổi bà khỏi công đường. Bà kể lại câu chuyện cho Cao Bá Quát nghe. Cao Bá Quát vô cùng ân hận


Câu 14:

Cao Bá Quát quyết chí luyện viết như thế nào?

Xem đáp án

Từ sự việc trên, ông suy nghĩ "dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì" Từ đó ông dốc sức luyện viết chữ. Sáng sáng ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp, buổi tối ông quyết tâm viết xong mười trang vở mới đi ngủ. Ông còn mượn những cuốn sách có kiểu chữ đẹp luyện tập. Nhờ đó mà chữ ông mỗi ngày đẹp ra và nổi tiếng là người văn hay chữ tốt khắp cả nước


Câu 15:

Tìm đoạn mở bài thân bài kết bài của chuyện

Xem đáp án

Đoạn mở bài: Từ đầu đến "cho điểm kém."

Thân bài: Từ "một hôm" đến"nhiều kiểu chữ khác nhau"

Kết bài: Đoạn còn lại.


Câu 16:

Tìm câu hỏi trong các bài: Thưa chuyện với mẹ, Hai bàn tay như sau

Xem đáp án

Thứ tự

Câu hỏi

Của ai

Để hỏi ai

Từ nghi vấn

1

Bài Thưa chuyện với mẹ.

Con vừa bảo gì?

Ai xui con thế?

 

Mẹ Cương

Mẹ Cương

 

Hỏi Cương

Hỏi Cương

 

Gì?

Thế?

2

Bài Hai bàn tay

Anh có yêu nước không

 

Anh có thể giữ bí mật không

Anh có muốn đi với tôi không

Nhưng chúng ta lấy đâu ra tiền

Anh sẽ đi với tôi chứ?

 

Của Bác Hồ

Của Bác Hồ

Của Bác Hồ

Của Bác Lê

Của Bác Hồ

 

Hỏi Bác Lê

Hỏi Bác Lê

Hỏi Bác Lê

Hỏi Bác Hồ

Hỏi bác Lê

 

Có,không?

 

Có,không?

 

Có, không?

Đâu

 

Chứ


Câu 17:

Chọn khoảng ba câu trong bài "Văn hay chữ tốt " Đặt câu hỏi để trao đổi với bạn bè về các nội dung có liên quan đến từng câu như sau

Xem đáp án

a) Ông biết dù văn hay đến đâu mà chữ không ra chữ cũng chẳng ích gì"

- Cao Bá Quát suy nghĩ gì về lá đơn viết cho bà cụ?

- Văn dù có hay mà chữ xấu thì thế nào?b) "Mỗi buổi tối, ông viết xong mười trang mới chịu đi ngủ"

- Mỗi buổi tối ông đã làm gì?

- Sáng sáng , ông đã làm gì để luyện chữ viết của mình

c) Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau"

- Sau một thời gian luyện tập chữ viết của ông thế nào

c) Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau"

- Sau một thời gian luyện tập chữ viết của ông thế nào

- Khi chữ viết đã tiến bộ ông còn làm gì nữa?


Câu 18:

Em hãy đặt một câu hỏi để tự hỏi mình

Xem đáp án

- Mình đã làm bài tập về nhà chưa nhỉ?

- Ngày mai học những môn nào nhỉ?


Câu 19:

Đọc ba đề bài đã cho (SGK trang 132) Đề bài nào trong ba đề trên thuộc lại văn kể chuyện. Vì sao

Xem đáp án

Em chọn đề (2) "Em hãy kể chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể"

Vì đề yêu cầu kể một câu chuyện về tấm gương rèn luyện thân thể. Chuyện có nhân vật có cốt truyện có diễn biến các sự việc và ý nghĩa về tấm gương rèn luyện thân thể.


Câu 20:

Kể một câu chuyện về một trong các đề tài đã cho (SGK trang 132)

Xem đáp án

Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện giữa tôi và Hoàng. Hoàng là một cậu bé tật nguyền ở cạnh nhà tôi. Nhà Hoàng nghèo lắm. Bố cậu mất sớm khi cậu vừa tròn một tuổi. Giờ đây cậy đã chín tuổi bị liệt hai chân sau một cơn sốt bại liệt. Trông cậu rất đáng thương. Hồi cậu mới năm tuổi tôi thường hay sang nhà cậu chơi. Hoàng mến tôi lắm. Tôi nói với Hoàng sang năm đi học với tớ. Nghe tôi nói vậy Hoàng cúi xuống nhìn đôi chân mình rồi ngước lên nhìn tôi nói: Nam đi học về, sang đây dạy mình với nhé" Nói xong nước mắt Hoàng chảy ra . Thấy Hoàng buồn tôi thương lắm. Tối đó, bố tôi từ cơ quan về, tôi nói với bố: "Con thấy Hoàng tội nghiệp quá bố ạ! Hoàng rất muốn đi học nhưng không có điều kiện. Có cách gì giúp Hoàng không bố?" Bố tôi bảo: Bố sẽ viết đơn xin cho Hoàng đi học. Con việc đi lại bố sẽ tính sau. Sáng hôm sau tôi vội chạy sang báo tin cho Hoàng. Cậu phấn khởi lắm, ôm chầm lấy tôi. Một tháng sau bố tôi mua về một chiếc xe lăn mới tinh. Chiếc xe do hội từ thiện của tỉnh tặng cho Hoàng. Thế là Hoàng có được phương tiện đi lại. Ngày nào tôi cũng phụ giúp Hoàng đến trường. Giờ đây tôi với Hoàng đã lên lớp bốn. Chúng tôi đều là học sinh giỏi cả. Mẹ Hoàng rất quý tôi, có gì ngon cô thường đem qua cho tôi ăn. Tôi kể chuyện này cho các bạn nghe không phải là kể ơn với Hoàng mà là muốn nói đến sự cảm thông chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống của hai chúng tôi. Chỉ có tình bạn chân chính mới hiểu nhau giúp đỡ nhau trong cuộc sống.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan