Tiếng Việt lớp 4 Tuần 16: Tiếng sáo diều
-
59 lượt thi
-
19 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào ?
Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co là phải có 2 đội thường có số người bằng nhau, thành viên mỗi đội phải ôm chặt lưng nhau. Hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Thành viên của hai đội cũng có thể nắm chung một sợi dây thừng dài. Kéo co phải đủ ba keo. Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều keo hơn là bên đó thắng
Câu 2:
Hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
Ở làng Hữu Trấp, kéo co là cuộc thi giữa nam và nữ. Năm xưa nay được xem là phái mạnh thế mà có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, ở tiếng hò reo khuyến khích của người xem.
Câu 3:
Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt ?
Ở làng Tích Sơn, kéo co là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng của mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua ở keo đầu, tới keo sau, đàn ông kéo ra đông hơn thế là chuyển bại thành thắng.
Câu 4:
Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian nào khác ?
Ngoài kéo co, em còn biết những trò chơi dân gian khác như đấu vật, múa võ, đá gà, thổi cơm thi...
Câu 5:
Tìm và viết các từ ngữ:
a) Chứa tiếng có các âm đầu là r, d hoặc gi, có nghĩa như sau :
- Trò chơi quay dây qua đầu, mỗi lần dây chạm đất thì nhảy lên cho dây luồn qua dưới chân.
- Môn nghệ thuật sân khấu biểu diễn bằng cách điều khiển các hình mẫu giống như người, vật.
- Phát bóng sang phía đối thủ để mở đầu hiệp đấu hoặc lượt đấu.
b) Chứa tiếng có các vần ât hoặc âc, có nghĩa như sau :
- Ôm lấy nhau và cố sức làm cho đối phương ngã.
- Nâng lên cao một chút.
- Búp bê nhựa hình người, bụng tròn, hễ đặt nằm là bật dậy
a) - nhảy dây
b) - đấu vật
- múa rối - nhấc
- giao bóng - lật đật.
Câu 6:
Viết vào vở bảng phân loại theo mẫu cho dưới đây. xếp các trò chơi sau vào ô thích hợp trong bảng : nhảy dây, kéo co, ô ăn quan, tò cò, vật, cờ tướng, xếp hình, đá cầu.
Trò chơi rèn luyện sức mạnh | Kéo co, vật |
Trò chơi rèn luyện sự khéo léo | Nhảy dây, lò cò, đá cầu |
Trò chơi rèn luyện trí tuệ | Ô ăn quan, Cờ tướng, xếp hình |
Câu 7:
Chọn thành ngữ, tục ngữ ứng với mỗi nghĩa dưới đây, theo mẫu
Thành ngữ, tục ngữ |
Chơi với lửa
|
Ở chọn nơi, chơi chọn bạn |
Chơi diều đứt dây |
Chơi dao có ngày đứt tay |
Nghĩa | ||||
Làm một việc nguy hiểm | + |
|
|
|
Mất trắng tay |
|
| + |
|
Liều lĩnh ắt gặt tai họa |
|
|
| + |
Phải biết chọn bạn, chọn nơi sinh sống |
| + |
|
|
Câu 8:
Chọn những thành ngữ, tục ngữ thích hợp ở bài tập 2 để khuyên bạn .
a) Nếu bạn em choi với một số bạn hư nên học kém hẳn đi.
b) Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh, rất nguy hiểm để tỏ ra là mình gan dạ.
Nếu bạn em chơi với ruột số bạn hư nên học kém hẳn đi.
→ Em sẽ khuyên bạn: chọn nơi, chơi chọn bạn. Bạn cũng phải chọn bạn mà chơi chứ!
b. Nếu bạn em thích trèo lên một chỗ cao chênh vênh rất nguy hiểm để tỏ ra mình gan dạ
→ Em sẽ nói với bạn: Bạn xuống đi, đừng chơi với lửa đó.
— Chơi dao có ngày đứt tay đó. Xuống ngay đi bạn!
Câu 9:
Kể một câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh.
Em có thể kể theo một trong những hướng như sau :
1. Kể xem vì sao em có thứ đồ chơi mà em thích.
M: Em thích một thứ đồ chơi và mong có được đồ chơi ấy. Trong cuộc vui đêm trung thu, anh, chị phụ trách tổ chức bốc thăm cho mỗi em một thứ đồ chơi. Có một bạn được thứ đồ chơi mà em thích. Khi ra về, bạn đổi đồ chơi cho em vì biết em rất thích nó.
2. Kể về việc giữ gìn đồ chơi.
M: Em được mẹ cho một chú thỏ bông. Lúc đầu em rất thích, nhưng rồi lâu ngày cũng nhạt dần. Chú thỏ bị vất lăn lóc, bắt đầu đen xỉn và mất cả tai nữa. Chị của em tắm cho chú thỏ rồi làm lại hai cái tai cho chú một cách rất khéo. Em lại thấy chú thỏ đáng yêu. Lúc ấy, em mới hiểu : phải biết giữ gìn đồ chơi.
3. Kể về việc em tặng đồ chơi cho các bạn nghèo.
M: Trường em vận động tặng đồ chơi, sách vở cho các bạn nghèo. Em có nhiều đồ chơi, trong đó có một con búp bê rất đẹp. Em quyết định tặng các bạn đồ chơi đẹp nhất của mình.
Câu 10:
Bu-ra-ti-nô cần moi bí mật gì ở lão Ba-ra-ba ?
Bu-ra-ti-nô cần moi ở lão Ba-ra-ba bí mật kho báu ở đâu
Câu 11:
Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão Ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật ?
Để buộc lão Ba-ra-ba nói ra điều bí mật, chú bé gỗ chui vào một cái bình bằng đất, đợi lão uống rượu say, từ trong bình hét lên: Kho báu ở đâu nói ngay khiến hai tên độc ác sợ xanh mặt tưởng là lời ma quỷ đã nói ra điều bí mật.
Câu 12:
Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào ?
Chú bé gỗ gặp nguy hiểm và đã thoát thân như sau: Cáo A-li-xa và A-di-li-ô biết chú bé gỗ đang ở trong bình đất nên đã báo cho lão Ba-ra-ba biết để kiếm tiền. Lão này ném binh đất xuống sàn vỡ tan. Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình vỡ. Thừa lúc bọn ác đang há hốc mồm kinh ngạc, chú lao ra ngoài.
Câu 13:
Em thấy những hình ảnh, chi tiết nào trong truyện ngộ nghĩnh và lí thú ?
Có rất nhiều hình ảnh, chi tiết ngộ nghĩnh và lí thú. Học sinh tự do lựa chọn.
Ví dụ:
- Em thích chi tiết Bu-ra-ti-nô chui vào một cái bình bằng đất trên bàn ăn, ngồi im thin thít.
Câu 14:
Đọc lại bài Kéo co và cho biết bài ấy giới thiệu trò chơi của những địa phương nào. Thuật lại các trò chơi đã được giới thiệu.
Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của làng Hữu Trấp, huyện Quốc Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yêu, tỉnh Vĩnh Phúc.
Kéo co là một trò chơi dân gian rất phổ biến ờ nước ta, có thể nói là ai cũng biết trò chơi này cả. Trò chơi này không chỉ đông người cổ vũ mà còn đông cả người tham gia nên rất sôi nổi, náo nhiệt và rộn rã tiếng cười vui.
Muốn chơi Kéo co phải có hai đội thường thì số người của mỗi đội bằng nhau. Trong đội hình kéo co. thành viên mỗi đội ôm chặt lưng nhau. Hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau. Các thành viên của hai đội cũng có thể nắm một sợi dây thừng dài. Theo luật chơi, kéo co phải đủ ba keo. Có vạch ranh giới ngăn cách giữa hai đội. Dùng hết sức mình nếu đội nào kéo được đội kia ngã sang vùng đất của mình nhiều keo hơn là đội ấy thắng.
Bài văn đặc biệt giới thiệu hai cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp và làng Tích Sơn.
Ở làng Hữu Trấp kéo co là một cuộc thi giữa hai đội: đội nam và đội nữ. Xưa nay, nam vốn được xem là phái mạnh có năm đội nam thắng, cũng có năm đội nữ thắng. Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua, đặc biệt là vui ở tiếng reo hò ầm ĩ khuyến khích của đông đảo người xem.
Còn ở làng Tích Sơn, kéo co là một cuộc thi giữa trai tráng của hai giáp trong làng. Trong cuộc thi này, số lượng người của mỗi bên không hề hạn chế. Có giáp thua ở keo đầu, tới keo sau, đàn ông trong giáp kéo ra đông hơn. Thế là giáp đó chuyển bại thành thắng.
Ngoài kéo co, trong dân gian còn nhiều trò chơi khác nữa là đấu vật, múa võ, đu bay, thổi cơm thi.
Câu 15:
Hãy giờ thiệu một trò chơi hoặc một mở bài, cần giới thiệu quê em ở đâu, (Chú ý: Trong phần có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị.)
Đề bài yêu cầu các em học sinh giới thiệu một trò chơi hoặc một lễ hội ở vùng quê hương mình.
Mở đầu bài giới thiệu, các em phải nói rõ quê hương mình ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị mà mình muốn giới thiệu cùng các bạn biết.
Ví dụ: Quê tôi ở thị trấn Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang. Hàng năm vào rằm tháng Chạp, mọi người nơi đây nô nức đi vào lễ hội Kỳ Yên, lễ hội không biết đã có tự bao giờ.
Câu 16:
Tìm câu kể trong đoạn văn sau đây. Cho biết mỗi câu dùng để làm gì.
Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
Theo TẠ DUY ANH
Tìm câu kể trong đoạn văn đã cho. Cho biết mỗi câu dùng để:
- Chiều chiều trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. (kể sự việc)
- Cánh diều mềm mại như cánh bướm, (tả cánh diều)
- Chúng tôi vui sướng đến phát dại trên trời, (kể sự việc)
- Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng, (tả tiếng sáo diều)
- Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè... như gọi thấp xuống những vì sao sớm. (nêu ý kiến, nhận định)
Câu 17:
Đặt một vài câu kể để:
a) Kể các việc em làm hằng ngày sau khi đi học về.
b) Tả chiếc bút em đang dùng.
c) Trình bày ý kiến của em về tình bạn.
d) Nói lên niềm vui của em khi nhận điểm tốt.
a. Hằng ngày em thức giấc vào lúc năm giờ. Làm một động tác thể dục xong, em rửa mặt đánh răng rồi lo ăn sáng để chuẩn bị đến trường.
b. Em có một quyển sách mới. Quyển sách bìa rất đẹp vẽ hình hai em bê cặp sách đi học.
c. Hôm nay là ngày em rất vui. Đây là lần đầu tiên thầy gọi em đứng lên đọc bài văn của mình cho cả lớp nghe. Bài văn của em được điểm chín, điểm cao nhất lớp. về nhà em phải khoe điều này với bố mẹ mới được.
Câu 18:
Đọc bài văn Chiếc xe đạp của chú Tư và trả lời câu hỏi
a. Các phần mở bài, thân bài và kết bài trong bài văn.
- Mở bài: Trong làng tôi... vì chiếc xe đạp của chú
Giới thiệu trực tiếp chiếc xe đạp là đồ vật cần miêu tả.
- Thân bài: Ở xóm vườn... Nó đá đó: Tả chiếc xe đạp và tình cảm yêu quý chiếc xe hãnh diện vì nó của chú Tư.
- Kết bài: Câu còn lại: Niềm vui của đám con nít và của cả chú Tư bên chiếc xe.
b. Trình tự miêu tả chiếc xe đạp: (Thân bài):
- Bao quát: đẹp nhất, không có chiếc nào sánh bằng
- Những bộ phận nổi bật: xe màu vàng, hai cái vành láng bóng, hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ gắn ngang giữa tay cầm, có khi cả một cành hoa.
- Tình cảm của chú Tư đối với chiếc xe đạp của mình: Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. Coi thì coi đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây.
Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng mắt nhìn (hình dáng màu sắc...) tai nghe (tá âm thanh ro ro thật êm tai)
d. Trong bài, lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả:
Chú gắn hai con bướm bằng thiếc với hai cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi chú cắm cả một cành hoa. Bao giờ dừng xe, chú cũng rút cái giẻ dưới yên, lau, phủi sạch sẽ. Chú âu yếm gọi chiếc xe của mình là con ngựa sắt. Chủ dặn sắp nhỏ: - Coi thì coi, đừng đụng vào con ngựa sắt của tao nghe bây/Chú hãnh diện với chiếc xe của mình.
Nhằm thể hiện tình cảm của chú Tư đối với "con ngựa sắt của mình": Chú yêu quý chiếc xe đạp và rất hãnh diện về nó.
Câu 19:
Tả một đồ chơi mà em thích.
Thời gian trôi nhanh quá. Chẳng mấy chốc đã đến ngày sinh nhật thứ chín của em. Bố có gởi tặng em một món quà bất ngờ: đó là một con búp bê rất đẹp.
Đôi mắt búp bê đen láy thỉnh thoảng lại chớp chớp như một em bé trông đáng yêu làm sao. Búp bê có bộ tóc vàng óng và được cài một chiếc nơ xinh xinh. Em buộc cho búp bê hai bím tóc vắt vẻo ở hai bên, làn tóc mai cong cong ôm gọn lấy khuôn mặt trái xoan bầu bĩnh ửng hồng. Búp bê mặc một bộ váy hoa được viền những đăng ten đủ màu sặc sỡ. Búp bê có đôi môi đỏ như son và chiếc miệng nhỏ nhắn hình trái tim. Những ngón tay thon thon như những búp măng. Đôi bàn chân được đeo hài óng ánh hạt cườm rất đẹp.
Em rất thích con búp bê này. Mỗi lần đi ngủ, em cho búp bê ngủ cùng em. Em giữ nó rất cẩn thận vì đó là một kỉ vật mà bố em đã tặng cho em.