Tiếng Việt lớp 4 Tuần 17: Tiếng sáo diều
-
41 lượt thi
-
19 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì ?
Cô công chúa nhỏ muốn có mặt trăng vì nói là mình sẽ khỏi bệnh ngay nếu có được mặt trăng.
Câu 2:
Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của cô công chúa ?
Các vị đại thần và các nhà khoa học nói đến nhà vua là đòi hỏi đó không thể thực hiện được vì mặt trăng ờ rất. xa và to gấp hàng nghìn lần đất nước của nhà vua.
Câu 3:
Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các vị đại thần và các nhà khoa học ?
Cách nghĩ của chú hề khác với các vị đại thần và các nhà khoa học. Chú cho rằng trước hết phải hỏi xem công chúa nghĩ thế nào về mặt trăng đã. Nghĩa là theo chú, công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn.
Câu 4:
Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn.
Những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất. khác với cách nghĩ của người lớn:
- Mặt Trăng chỉ to hơn móng tay của công chúa.
Câu 5:
Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu l hay n ?
Cồng chiêng là một...nhạc cụ đúc đồng, thường dùng trong...hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng...tiếng nhất là ở Hòa Bình và Tây Nguyên.
b) Điền vào ô trống có tiếng vần ât hay âc?
Khúc nhạc đưa mọi người vào...ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng....trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan...vả đời thường.
a) Cồng chiêng là một loại nhạc cụ đúc đồng, thường dùng trong lễ hội dân gian Việt Nam. Cồng chiêng nổi tiếng nhất là ở Hòa Bình và Tây Nguyên.
b) Khúc nhạc đưa mọi người vào giấc ngủ yên lành. Âm thanh cồng chiêng, trang nghiêm và linh thiêng như tiếng đất trời, làm mọi người tạm quên đi những lo toan vất vả đời thường.
Câu 6:
Chọn những từ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu văn dưới đây:
Chàng hiệp sĩ gỗ đang ôm giấc mộng làm người, bỗng thấy xuất hiện bà già. Bà ta tay cầm cái quạt giấy che nửa mặt lất láo đảo mắt nhìn quanh, rồi cất tiếng khàn khàn lên hỏi:
- Còn ai thức không đấy ?
- Có tôi đây! Chàng hiệp sĩ lên tiếng.
Thế là, bà già nhấc chàng ra khỏi cái đinh sắt, cầm chiếc quạt phẩy nhẹ ba túi. Tức thì, hai con mắt của chàng bắt đầu đảo qua đảo lại, môi chàng mấp máy, chân tay cựa quậy. Bà già đặt chàng xuống đất. Chàng lảo đảo trên đôi chân run rẩy rồi rùng mình, thở một tiếng thật dài, biến thành một người bằng xương bằng thịt. Bà già nắm tay chàng hiệp sĩ, dắt đi theo.
Câu 7:
Tìm những câu kể Ai làm gì ? trong đoạn văn sau:
Trong đoạn văn có 3 câu kể Ai làm gì ?
a) Cha tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.
b) Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp để gieo cấy mùa sau.
c) Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khấu.
Câu 8:
Tìm chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được ở bài tập 1.
Câu a: Cha (chủ ngữ)/làm cha tôi...để quét nhà, quét sân (vị ngữ).
Câu b: Mẹ (chủ ngữ)/đựng hạt giống...gieo cấy mùa sau (vị ngữ).
Câu c: Chị tôi (chủ ngữ)/đan nón lá cọ...làn cọ xuất khẩu (vị ngữ).
Câu 9:
Viết một đoạn văn kể về các công việc trong một buổi sáng của em. Cho biết những câu nào trong đoạn văn là câu kể Ai làm gì ?
Sáng ra, em thức dậy khoảng năm giờ. Em bước ra sân tập mấy động tác thể dục. Sau đó, em đánh răg, rửa mặt. Cũng vừa lúc mẹ dọn bữa điểm tâm lên. Em cùng mọi người ngồi vào bàn ăn sáng. Chị em lấy xe đưa em đến trường.
Tất cả các câu trên đều là câu kể Ai làm gì ?
Câu 10:
Dựa vào các tranh dưới đây, kể lại câu chuyện đã được nghe cô giáo (thầy giáo )kể:
1. Ma-ri-a là một cô bé rất thích quan sát. Một hôm trong phòng khách, cô bé nhận thấy mỗi lần gia nhân bưng trà lên, bát đựng trà thoạt đầu rất dễ trượt trong đĩa. Nhưng khi nước trà rớt ra đĩa thì dù tay của gia nhân đó run rẩy tới mức nào đi nữa, chiếc đĩa có bị nghiêng đi nhiều hơn nữa thì bát nước trà vẫn như dính trên đĩa, không hề di chuyển. Cái đĩa và cái bát đựng trà đã hấp dẫn cô bé.
2. "Thế là vì sao nhỉ? Mình nhất định phải tìm hiểu cho rõ".-Ma-ri-a nghĩ vậy, rồi lẻn ra khỏi phòng khách, bắt đầu làm thí nghiệm.
3. Không thấy Ma-ri-a đâu, anh trai của cô bé bèn chạy đi tìm. Khi đi ngang qua nhà bếp, cậu bỗng nhìn thấy Ma-ri-a đang làm gì đó với đống bát đĩa trên bàn ăn, bèn trêu em:
Em không muốn làm nhà khoa học nữa, định làm bà chủ gia đình hả ?
4. Đâu có, em phát hiện ra một điều bí mật. Chỉ cần giữa chiếc bát đựng nước trà và chiếc đĩa có một chút nước thì bát đựng nước trà không bị trượt nữa.-Ma-ri-a nói với vẻ đầy tự hào về " thành quả nghiên cứu của mình".
-Làm gì có chuyện đó ? Anh không tin! Sau khi rớt ra thì bát lại càng dễ trượt. Lần trước, mẹ lau nhà xong, anh suýt trượt ngã mà.
- Không tin anh hãy thử mà xem.
Cậu anh bèn cầm chiếc bát, chiếc đĩa lên để thử. Kết quả đúng như Ma-ri-a nói.
5. Hai anh em đang tranh luận, bàn tán thfi cha đến. Cả hai cùng hỏi cha về hiện tượng kì lạ này. Người cha ôn tồn bảo:
Đó là vì có lực ma sát. Các con lớn lên thì sẽ biết thôi mà!
Câu 11:
Trao đổi với các bạn trong lớp về ý nghĩa câu chuyện.
Ý nghĩa: Cô bé Ma-ri- a ham thích quan sát, chịu khó suy nghĩ nên đã phát hiện ra một quy luật của tự nhiên.
Câu 12:
Nhà vua lo lắng về điều gì ?
Nhà vua lo lắng vì đêm đó, Mặt Trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời nếu con gái yêu của ngài nhìn thấy Mặt Trăng thật sẽ nhận ra Mặt Trăng đeo trên cổ là Mặt Trăng giả , công chúa sẽ thất vọng và ốm trở lại.
Câu 13:
Vì sao một lần nữa các vị thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua ?
Một lần nữa các vị đại thần và các hà khoa học lại không giúp được nhà vua vì họ vẫn nghĩ theo cách của người lớn.
Câu 14:
Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì ?
Chú rể đặt câu hỏi với công chúa về hai Mặt Trăng để dò hỏi ý của công chúa khi thấy một Mặt Trăng đang chiếu sáng trên bầu trời, một Mặt Trăng đang nằm trên cổ công chúa
Câu 15:
Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì ? Chọn câu trả lời hợp với ý của em nhất:
) Đồ chơi đem lại niềm vui lớn cho trẻ em.
b) Khi chơi, trẻ em thường nghĩ về đồ chơi như về các vật có thật trong đời sống hàng ngày.
c) Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn.
Cách giải thích của cô công chúa cho thấy cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn.
Câu 16:
Đọc lại bài Cái cối tân. Tìm các đoạn văn trong bài văn nói trên.
Các đoạn văn trong bài nói trên là:
- Mở bài: Đoạn 1
- Thân bài: Đoạn 2, đoạn 3.
- Kết bài: Đoạn 4
Câu 17:
Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn văn em vừa tìm được là gì ?
Nội dung chính của mỗi đoạn văn:
1. Mở bài:
Đoạn 1: Giới thiệu đồ vật cần tả: cái cối xay gạo.
2. Thân bài:
Đoạn 2: Tả hình dáng bên ngoài
Đoạn 3. Tả hoạt động.
3. Kết bài:
Đoạn 4: Cảm nghĩ về cái cối.
Câu 18:
Đọc bài văn dưới đây rồi trả lời câu hỏi
(trang 170 sgk Tiếng Việt 4)
) Bài văn gồm 4 đoạn văn
b) Đoạn 2 tả hình dáng bên ngoài của cây bút máy.
c) Đoạn 3 tả cái ngòi bút
d) Câu mở đoạn 3: Mở nắp ra, em thấy ngòi bút sáng loáng, hình lá tre, có mấy chữ rất nhỏ, nhìn không rõ
Câu kết thúc đoạn 3: Rồi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bị tòe trước khi cất vào cặp
Câu 19:
Viết một đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em
Chiếc bút của em hiệu Hồng Hà. Đó là một chiếc bút nhỏ nhắn, thân màu đỏ sẫm, được làm bằng nhựa cứng. Nắp bút bằng nhôm mạ đồng bóng loáng. Đầu bút thon thon thanh tú. Ngòi bút hình lá tre mềm mại vô cùng!