Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 4 Tiếng Việt Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19: Người ta là hoa đất

Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19: Người ta là hoa đất

Tiếng Việt lớp 4 Tuần 19: Người ta là hoa đất

  • 62 lượt thi

  • 23 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cẩu Khay có sức khỏe và tài năng như thế nào?

Xem đáp án

Cẩu Khay lúc còn nhỏ tuổi vóc dáng tuy nhỏ nhưng có thể ăn một lúc hết chín chõ xôi, lên 10 tuổi sức đã bằng trai 18, đến năm 15 tuổi đã tinh thông võ nghệ. Đặc biệt Cẩu Khay có lòng thương dân bản và có chí lớn diệt trừ yêu tinh bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân.


Câu 2:

Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cẩu Khay?

Xem đáp án

Yêu tinh xuất hiện chuyện bắt người và súc vật làm cho làng bản tan hoang nhiều nơi không ai còn sống sót.


Câu 3:

Cẩu Khay đi diệt trừ yêu tinh cùng với những ai?

Xem đáp án

Cẩu Khay cùng với ba người bạn đi diệt trừ yêu tinh. Đó là: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng


Câu 4:

Mỗi người bạn của Cẩu Khay có tài năng gì?

Xem đáp án

Mỗi người bạn của Cẩu Khay mỗi người đều có những tài năng đặc biệt:

- Năm Tay Đóng Cọc có tài dùng tay để đóng cọc.

- Lấy Tai Tát Nước có tài dùng vành tai tát nước lên cao.

- Móng Tay Đục Máng có tài dùng móng tay đục gỗ thành máng dẫn nước vào ruộng.


Câu 5:

Nghe – viết bài "Kim tự tháp Ai Cập "

Xem đáp án

Luyện viết vài lần: Em viết bạn đọc và ngược lại tự kiểm tra cho nhau


Câu 6:

Chọn chữ viết đúng chính tả trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn đã cho (SGK TV4. Tập 2 trang 6)

Xem đáp án

Em chọn các chữ viết đúng sau

"con người...sinh vật ...Họ biết...Họ còn biết...Sáng tác...tuyệt mĩ...xứng đáng...


Câu 7:

Xếp các từ ngữ sau đây thành hai nhóm: sáng sủa, sản sinh, thời tiết, sắp xếp, thân thiếc, tinh sảo, thời tiết, công việc, chiết cành, bổ xung, nhiệt tình, mải miếc.

Xem đáp án

a) Nhóm từ ngữ viết đúng: sáng sủa, sản sinh, thời tiết, công việc, chiết cành.

b) Nhóm từ ngữ viết sai: sắp xếp, thân thiếc, tinh sảo, bổ xung, nhiệt tình, mải miếc.


Câu 8:

Đọc đoạn văn đã cho SGK TV4 tập 2 trang 7.

a) Tìm câu kể "Ai làm gì" trong đoạn văn trên.

b) Xác định chủ ngữ của các câu vừa tìm đượ

Xem đáp án

Đoạn văn gồm các câu kể "Ai làm gì" và chủ ngữ của các câu đó như sau:

Trong rừng chim chóc hót véo von.

Thanh niên lên rẫy.

Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.

Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.

Các cụ già chụm đầu bên những chế rượu.


Câu 9:

Đặt câu với các từ ngữ sau làm chủ ngữ

a) Các chú công nhân

b) Mẹ em

c) Chim sơn ca

Xem đáp án

Các chú công nhân đang thay ca

Mẹ em đang dọn dẹp nhà cửa

Chim sơn ca hót trên ngọn cây


Câu 10:

Đặt câu nói về hoạt động của mỗi người và vật được miểu tả trong bức tranh (SGK TV4 tập 2 trang 7)

Em quan sát toàn bộ bức tranh và dùng từ ngữ của mình viết thành câu tả hoạt động của người và vật trong bức tranh

Xem đáp án

Trên thửa ruộng ven đường các dì đang gặt lúa

Trên đường các bạn học sinh lũ lượt đi tới trường

Chú công nhân lái máy cày giơ tay chào mọi người

Bầy chim đang bay liệng giữa bầu trời xanh


Câu 11:

Dựa theo lời kể của cô giáo (thầy giáo) hãy thuyết minh cho nội dung mỗi bức tranh đã vẽ (SGK trang 8)

Xem đáp án

Nội dung các bức tranh:

Bức tranh 1 : Mẻ lưới cuối cùng trong ngày của bác đánh cá có một chiếc bình bằng đồng to

Bức tranh 2: Bác đánh cá rất mừng khi cầm cái bình. Bác nghĩ đem chợ bán cũng được khối tiền

 

Bức tranh 3: Bác cạy nắp bình thì bỗng nhiên có một cột khói đen tuôn ra cao ngất từng mây. Rồi tụ lại hiện nguyên hình một con quỷ

Bức tranh 4: Con quỷ nói bác đánh cá đã đến ngày tận số

Bức tranh 5: Con quỷ mắc lừa bác đánh cá biến thành làn khói chui vào bình và bị bác đánh cá nút chặt nắp bình lại


Câu 12:

Kể lại câu chuyện nêu ý nghĩa về câu chuyện

Xem đáp án

1. Ngày xưa có một bác nông dân đánh cá tuổi đã cao. Một hôm bác ra biển quăng lưới. Suốt cả ngày không có lấy một con cá nhỏ. Trước lúc ra về, bác quăng thử mẻ lưới cuối cùng. May mắn bác kéo lên được một cái bình bằng đồng, miệng gắn chì kín mít

2. Bác mừng lắm nghĩ bụng : "Cái bình này đem chợ bán cũng được khối tiền" Bác cạy nắp bình xem bên trong chứ cái gì mà nặng thế

3. Nắp bình vừa bật ra thì một làn khói đen kịt tuôn ra bay thẳng lên trời rồi tụ lại hiện nguyên hình một con quỷ dữ. Hắn nhìn ông lão và nói:

- Nhà ngươi đã đến ngày tận số. Bác đánh cá mắng lại con quỷ:

- Ta cứu người mà ngươi đòi giết ta à?

Con quỷ nói :

- Ta là một hung thần. Vì phạm tội, bì trời phạt nhốt vào cái bình này. Ta thề rằng, người nào giải thoát cho ta, ta sẽ cho người đó giàu có sung sướng. Nhưng chờ mãi không ai giải cứu ta đổi lại lời nguyền :Kẻ nào cứu ta kẻ đó sẽ phải chết. Vậy nên người phải chết

4. Nghe con quỷ nói năng láo xược bác nhanh trí bảo

- Thôi được, chết cũng không đáng sợ. Nhưng trước khi chết ta muốn biết một điều. Ngươi to lớn thế này làm sao chui vào được cái bình nhỏ bé này ?

- Được ta làm cho người xem !

5. Nói rồi con quỷ rùng mình biến thành cột khói đen chui tuột vào bình. Tức thì bác đánh cá lấy cái nắp bằng chì nút chặt bình vứt trở lại biển sau. Thế là kẻ ác vĩnh viễn nằm dưới đáy đại dương


Câu 13:

Trong câu chuyện cổ tích này ai là người được sinh ra đầu tiên ?

Xem đáp án

Người sinh ra đầu tiên đó là trẻ em. Trái đất lúc đó chỉ toàn là trẻ em, dáng cây ngọn cỏ không có, trụi trần


Câu 14:

Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay người mẹ ?

Xem đáp án

Bởi vì trẻ rất cần tình yêu, lời ru sự bế bổng chăm sóc của người mẹ.


Câu 15:

Bố và thầy giáo giúp trẻ điều gì

Xem đáp án

Bố giúp trẻ hiểu biết bảo cho trẻ ngoan biết suy nghĩ biết mở rộng tầm nhìn về cuộc sống.

Thầy giáo giúp trẻ học hành, giúp trẻ hiểu biết lịch sử loài người.


Câu 16:

Theo em ý nghĩa của bài thơ này là gì ?

Xem đáp án

Bài thơ đã bộc lộ tình yêu mến đối với con người nhất là trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ. Mọi sự sinh ra trên đời là vì trẻ em vì cuộc sống hôm nay và mai sau của trẻ em.


Câu 17:

Đọc ba đoạn mở bài đã cho em thấy

Xem đáp án

a) Giống nhau : Đều có mục đích giới thiệu chiếc cặp sách muốn tả

b) Khác nhau Đoạn (a-b) giới thiệu ngay đồ vật cần tả (mở bài trực tiếp)

Đoạn c nêu hoàn cảnh lí do rồi mới dẫn đến giới thiệu cái cặp cần tả

Đây là cách mở bài gián tiếp


Câu 18:

Viết một đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em

- Theo cách mở bài trực tiếp

- Theo cách mở bài gián tiếp

Xem đáp án

Đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em

a) Theo cách mở bài trực tiếp

- Từ khi chuyển đến nhà mới, mẹ em đã mua cho em một bộ bàn ghế cá nhân để ngồi học ở nhà. Đó là cái bàn học hiện đang ở trong góc học tập của em

- Kể từ khi chị Hai bước vào trường trung học phổ thông, em vào lớp Một chị nhường lại cho em chiếc bàn nhỏ trong phòng thường ngày của chị. Ba đã mua cho chị chiếc bàn cao hơn hợp với chị, và chiếc bàn nhỏ đã từng gắn bó với chị bấy lâu chuyển về góc học tập trong phòng em. Nó đã trở thành người thân thiết với em từ dạo đó "

b) Theo cách mở bài gián tiếp

- Năm nay trường em được Sở Giáo dục – Đào tạo cấp một sổ kinh phí sửa sáng lại các lớp học và xây dựng thêm một số phòng học mới. Chúng em vinh dự được học ở phòng mới với những bàn ghế hai chỗ ngời thật xinh xăn và tiện lợi


Câu 20:

Đặt câu với một trong các từ nói trên

Xem đáp án

a) Trường em rất coi trọng chủ trương phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ.

b) Ông ngoại em đang công tác ở Sở Tài Nguyên Môi Trường.


Câu 22:

Em thích những tục ngữ nào ở bài tập (3)

Xem đáp án

Mỗi câu tục ngữ đều có những giá trị riêng của nó. Cả ba câu trên rất hay, nhưng em thích nhất câu

Nước lã mà vã lên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan

Vì câu tục ngữ đã ca ngợi những con người từ tay không mà làm nên sự nghiệp lớn bằng trí tuệ và nghị lực của chính mình


Câu 23:

Đọc bài văn Cái nón : xác định đoạn kết bài : Theo em đó là kết bài theo cách nào ?

Xem đáp án

a) Đoạn kết bài trong bài văn Cái nón là đoạn

Má bảo : Có của phải biết giữ gìn thì mới được lâu bền. Vì vậy mỗi khi đi đâu về, tôi đều mắc nón vào chiếc đinh đóng trên tường. Không khi nào tôi dùng nón để quạt vì quạt như thế nón dễ méo vành

b) Đó là kiểu kết bài mở rộng nêu lời căn dặn của mẹ và ý thức giữ gìn bảo vệ cái nón của người sử dụng


Bắt đầu thi ngay