IMG-LOGO

Câu hỏi:

21/07/2024 926

Nội dung nào dưới đây không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân?

A. Vợ, chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

B. Vợ, chồng bình đẳng trong việc bàn bạc, lựa chọn nơi cư trú.

C. Chỉ có vợ mới được quyền quyết định sử dụng biện pháp tránh thai.

Đáp án chính xác

D. Vợ, chồng đều có trách nhiệm chăm sóc con khi còn nhỏ.

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

 

Đáp án là C

Lời giải: Chỉ có vợ mới được quyền quyết định sử dụng biện pháp tránh thai là nội dung không thể hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong thời kì hôn nhân, ông A và bà B có mua một căn nhà. Khi li hôn, ông A tự ý bán căn nhà đó mà không hỏi ý kiến của vợ. Việc làm đó của ông B đã vi phạm quan hệ nào dưới đây giữa vợ và chồng?

Xem đáp án » 29/12/2021 2,770

Câu 2:

Nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng giữa anh, chị, em trong gia đình?

Xem đáp án » 29/12/2021 1,939

Câu 3:

Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây?

Xem đáp án » 29/12/2021 1,504

Câu 4:

Sau khi kết hôn, anh A buộc vợ mình phải nghỉ việc để chăm sóc gia đình. Vậy anh A đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

Xem đáp án » 29/12/2021 1,496

Câu 5:

Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào sau đây?

Xem đáp án » 29/12/2021 1,460

Câu 6:

A là con nuôi trong gia đình nên cha mẹ quyết định chia tài sản cho A ít hơn các con ruột. Việc làm này đã vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con vì đã

Xem đáp án » 29/12/2021 1,400

Câu 7:

Để xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững, trách nhiệm thuộc về

Xem đáp án » 29/12/2021 1,121

Câu 8:

Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?

Xem đáp án » 29/12/2021 886

Câu 9:

Biểu hiện của bình đẳng trong hôn nhân là

Xem đáp án » 29/12/2021 818

Câu 10:

Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc tôn trọng danh dự, uy tín của nhau là bình đẳng trong quan hệ

Xem đáp án » 29/12/2021 776

Câu 11:

Trước khi kết hôn, anh A gửi tiết kiệm được 50 triệu đồng. Số tiền này là tại sản của ai dưới đây?

Xem đáp án » 29/12/2021 775

Câu 12:

Do phải chuyển công tác nên anh H đã bắt vợ mình phải chuyển địa điểm cư trú đến ở gần nơi công tác mới của mình. Anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng về

Xem đáp án » 29/12/2021 767

Câu 13:

Anh A cấm đoán vợ của mình không được theo Phật giáo. Vậy A vi phạm quyền bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây giữa vợ và chồng?

Xem đáp án » 29/12/2021 743

Câu 14:

Bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng về tài sản được hiểu là vợ, chồng có quyền

Xem đáp án » 29/12/2021 732

Câu 15:

Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được thể hiện thông qua

Xem đáp án » 29/12/2021 681

LÝ THUYẾT

I. Nội dung bài học

1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

- Là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng;

Lý thuyết Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

- Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau;

- Không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.

b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

* Bình đẳng giữa vợ và chồng:

- Trong quan hệ nhân thân:

+ Giúp đỡ nhau, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt

+ Tôn trọng và giữ gìn danh dự nhân phẩm, uy tín của nhau.

+ Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.....

- Trong quan hệ tài sản.

+ Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung, quyền thừa kế, sử dụng, định đoạt...

*Bình đẳng giữa cha mẹ và con

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con.

- Cha mẹ không được phân biệt đối xử, ngược đãi các con.

- Không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên

- Không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật.

- Con trai, con gái được chăm sóc, giáo dục, tạo điều kiện như nhau.

- Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, không được có hành vi xúc phạm ngược đãi cha mẹ.  

Lý thuyết Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

Con cái không được có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ

* Bình đẳng giữa ông bà và cháu

- Ông bà: có quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục con cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu.

- Cháu: phải kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.  

Lý thuyết Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

Cháu lễ phép, kính trọng ông bà

* Bình đẳng giữa anh chị em.

- Anh chị em có bổn phận thương yêu chăm sóc, đùm bọc giúp đỡ nhau.

Lý thuyết Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

- Có quyền và nghĩa vụ đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con.

c. Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình.

- Có chính sách, biện pháp tạo điều kiện để các công dân nam nữ xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ và gia đình thực hiện đầy đủ chức năng của mình.

- Xử lí kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, với các hình thức và mức độ khác nhau.

2. Bình đẳng trong lao động

a. Thế nào là bình đẳng trong lao động

- Là bình đẳng giữa mọi công dân trong tìm kiếm việc làm.

Lý thuyết Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

- Bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao dộng;

- Bình đẳng giữa lao động nam và nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.

b. Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động. 

* Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động

- Công dân được tự do tìm kiếm, lựa chọn việc làm; làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào, ở bất cứ nơi nào mà pháp luật không cấm.

- Người lao động không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế.

Lý thuyết Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

* Công dân bình đẳng trong giao tiếp kết hợp với hợp đồng lao động.

- Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Lý thuyết Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

- Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động: tự do, tự nguyện, bình đẳng; không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể; giao kết trực tiếp.

- Sau khi kí kết hợp đồng lao động, mỗi bên tham gia đều có quyền và nghĩa vụ pháp lí nhất định, có trách nhiệm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình.

- Người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được Nhà nước và người sử dụng lao động ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài năng, làm lợi cho doanh nghiệp và cho đất nước.

* Bình đẳng giữa lao động nữ và lao động nam

- Pháp luật quy định cụ thể đối với lao động nữ:

+ Có quyền hưởng chế độ thai sản;

Lý thuyết Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

+ Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì lí do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi (trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động);

+ Không được sử dụng lao động nữ vào công việc nặng nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con.

3. Bình đẳng trong kinh doanh

a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh

- Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, hình thức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.

b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh

- Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh

- Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

- Mọi doanh nghiệp đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh Nhà nước trao giải cho các doanh nhân giỏi.

Lý thuyết Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống | GDCD lớp 12 (ảnh 1)

- Mọi doanh nghiệp đều có quyền:

+ Chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh;

+ Tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng;

+ chủ động lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn;

+ Tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;

+ Tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh

- Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh:

+ Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng kí;

+ Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước;

+ Tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường; …

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »