IMG-LOGO

Danh sách câu hỏi

Có 89737 câu hỏi trên 1795 trang

Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi sau:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các bài tập:

(1) Năm 2009, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức lấy ngày 22 tháng 4 hằng năm làm Ngày Trái Đất. Từ mốc thời gian ấy, Ngày Trái Đất được coi là một sự kiện thường niên của các quốc gia trên thế giới, hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh. Điều gì đang diễn ra với môi trường sống trên Trái Đất và vì sao vấn đề bảo vệ môi trường lại trở nên cấp thiết đến thế?

(2) Cần nhìn thẳng vào một sự thực: môi trường trên Trái Đất đang bị huỷ hoại và xuống cấp nghiêm trọng. Những nghiên cứu và cảnh báo về môi trường hiện nay tập trung vào các vấn đề: biến đổi khí hậu; hiệu ứng nhà kính; tình trạng ô nhiễm không khí; rác thải nhựa; sự cạn kiệt các tài nguyên thiên nhiên; sự suy giảm tính đa dạng sinh học;... Nói riêng về sự suy giảm tính đa dạng sinh học, theo báo cáo của Liên đoàn Bảo tồn thế giới (lUCN), kể từ năm 1500, đã có 953 loài động vật, thực vật biến mất trên Trái Đất. Trung bình mỗi năm hành tỉnh của chúng ta chứng kiến từ 1 đến 5 loài tuyệt chủng. Không chỉ thế, theo ước tính của các nhà khoa học, tốc độ biến mất của các loài có thể diễn ra nhanh hơn, gấp 1.000 lần, thậm chí gấp 10.000 lần so với tốc độ bình thường. Nhìn chung, tất cả các vấn đề này đều có quan hệ với nhau và đều liên quan (tuỳ mức độ) tới những hoạt động của con người như: phát triển sản xuất công nghiệp và nông nghiệp thiếu bền vững; khai thác và sử dụng tài nguyên lãng phí; đánh bắt bừa bãi thuỷ hải sản và động vật hoang đã; xả khí thải, xả rác vô độ:;...

(3) Trái Đất là “mẹ” của muôn loài. Phải nói rằng chúng ta đang làm “mẹ” đau đớn, đồng thời đẩy những “người anh em” của mình tới tình trạng diệt vong. Một khi những “người anh em” trong tự nhiên đã ra đi, loài người liệu còn được bao nhiêu cơ hội sống sót? Mỗi chúng ta có thể và cân phải làm gì để bảo vệ môi trường sống của muôn loài và cũng là của chính mình?

(Theo Trần Dương (tổng hợp), báo điện tử Đất Việt - Diễn đàn của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, tháng 10/2020)

Vấn đề chính của đoạn (1) đã được tác giả nêu lên theo cách nào?

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các bài tập:

Tôi là đứa con bé nhất của mẹ Dẻ Gai trong rừng già, trên sườn núi cao cheo leo.

Mùa xuân đến, từ trên cánh tay và mái tóc của mẹ, từng nụ hoa dẻ nhú ra như quả cầu xanh có tua gai nhỏ. Rồi hoa lớn dần thành những trái dẻ xù xì gai góc. Anh chị em chúng tôi ra đời như thế đó.

Chúng tôi lớn lên trong mùa hè nắng lửa, mưa dông. Những cơn mưa ào đến gội ướt đẫm tóc mẹ và tắm mát cho chúng tôi. Nắng làm bỏng rát cả làn da và mái tóc của mẹ.

Khi thu về, trái dẻ khô đi, lớp áo gai đã chuyển sang màu vàng cháy. Hạt dẻ căng tròn làm nứt bung cả tấm áo gai xù đã quá chật chội.

Tôi vẫn nằm im trong lớp áo gai xù, nép vào một cánh tay của mẹ. Tôi chẳng muốn chui khỏi tấm áo ấm áp, an toàn đó chút nào.

Nhưng rồi những ngày thu êm ả cũng trôi qua.

Gió lạnh buốt bắt đầu thổi ù ù qua khu rừng. Gió vặn vẹo những cánh tay dẻo dai của mẹ. Gió lay giật tấm thân vững chãi của mẹ. Nhưng mẹ vẫn bền gan đứng trên sườn núi cheo leo.

Khi mùa đông đến, tôi cứ thu mình mãi trong tấm áo gai xù ấm áp của họ nhà dẻ gai và nép mãi vào tay mẹ, tóc mẹ. Tôi sợ phải xa mẹ, sợ phải tự sống một mình. Tôi sợ những gì lạ lẫm trong rừng già. Nhưng tôi nghe tiếng mẹ thì thầm:

- Bé Út của mẹ, con nhỏ nhất nhà so với các anh chị nhưng con cũng đã lớn rồi đấy. Con là một bé dẻ gai rất khoẻ mạnh. Hãy dũng cảm lên nào, con sẽ bay theo gió và sẽ trở thành một cây dẻ cường tráng trong cánh rừng này nhé!

Tôi cố quẫy mình... Tấm áo gai dày và ấm bất chợt bung ra. Và tôi nhìn rõ cả cánh rừng già, cả sườn núi cao, cả bầu trời mây gió lồng lộng ào ạt trôi trên đầu mẹ. Hoá ra tôi là trái dẻ cuối cùng đang nép trên cánh tay vươn cao nhất của mẹ. Mẹ đưa tay theo chiều gió và thì thầm với riêng tôi: “Tạm biệt con yêu quý, hạt dẻ bé bỏng nhất của mẹ. Dù thế nào con cũng sẽ lớn lên, hãy dũng cảm và đón nhận cuộc sống mới nhé!“

Tôi bỗng thấy mình bay nhẹ theo làn gió, tung mình vào khoảng không bao la rồi rơi êm xuống thảm lá ấm sực của rừng già... “Tạm biệt mẹ! Con yêu mẹ!”- tôi gọi với theo gió trước khi chìm vào giấc ngủ đông ấm áp. Và tôi mơ...

(Theo Phương Thanh Trang, trích Câu chuyện của hạt dẻ gai,

tạp chí Văn học và tuổi trẻ, số 12 (465), 2020)

Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật nào? 

Xác định hiện tượng đời sống trong cuốn sách (hoặc văn bản đã đọc):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Những thành phố biển nghiêng nghiêng tháp Chàm

Từ Bắc vào Nam bạn sẽ đi qua một con đường khá đẹp, dài gần 20 cây số ven biển Nha Trang. Tôi đang muốn nhắc tới đường Phạm Văn Đồng.

Con đường này được xây dựng để tăng cường lưu thông và giảm những vất vả trong việc di chuyển đường bộ từ Bắc vào Nam, từ đó sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước. Những ưu điểm của đường Phạm Văn Đồng thì không cần phải bàn đến, tôi cũng đang đi trên con đường đẹp đó. Nhưng...

Trên con đường này có hai tụ điểm rác nổi bật: cảng cá Vĩnh Lương và một khu vực nữa ngay gần trung tâm thành phố. Rác nhiều đến nỗi du khách nước ngoài đã từng tổ chức chiến dịch nhặt rác vì nhìn bừa bãi quá họ không thể chịu nổi. Rác đến từ các tàu cá, trừ khoảng tháng 9 và 10 sóng cuốn rác ra xa ngoài khơi, còn tâm tháng 8 như bây giờ rác lại tấp đây vào bờ. Người dân ở đây dường như đã quen với việc đó rồi (lại là một sự quen tai hại) nên họ mặc kệ. Chính quyền thi thoảng vẫn vận động mọi người cùng dọn rác, song ít lâu sau đâu lại vào đấy. Vậy mới thấy rác cứ như thuỷ triều vậy, đến và đi như một hiện tượng tự nhiên có chu kì và con người phải bất lực.

Trong hành trình của mình, tôi không sao quên được những người ngư dân

chất phác. Dẫu biết hành động xả rác của họ là sai trái mà trong lòng vẫn thấy thương họ đến kì lạ. Tôi nghe người người than về cái chu kỳ thuỷ triều rác thải, nhìn ra bên ngoài vẫn thấy vài cụ già rảnh rỗi nhặt nhạnh rác. Chợt nhớ về quãng

đường qua khúc ruột miền Trung thổi rát gió Lào, nơi cũng có những người già lượm ve chai, nhặt rác làm sạch bãi biển rất đáng mến...

Vì sự tiện lợi, túi ni lông phổ biến ở mọi cảng, tất nhiên cảng này chẳng nằm

ngoài xu thế nhanh - tiện - gọn ấy. Các tàu đánh bắt cá thả túi ni lông như thả tờ rơi. Ấy nhưng tuyệt nhiên ở các cảng cá tôi qua, chẳng hề thấy một biển cấm. Xả rác ở cảng cũng được coi là chuyện bình thường thì bảo sao ngay trung tâm Nha Trang có cảnh du khách quốc tế phải đi nhặt rác vì... tức mắt quá.

(Lekima Hùng, trích Du ký xanh - Hành trình cứu biển,

NXB Thanh niên, Hà Nội, 2019, tr. 86 - 87)

Hiện tượng đời sống được gợi ra từ văn bản trên là gì?

Tìm hiểu về một tác giả, tác phẩm:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Gió lạnh đầu mùa – câu chuyện về tình người ấm áp

Câu chuyện bắt đầu bằng cái không khí của “mùa đông đột nhiên đến” với“gió

bấc; với “cái lạnh ở đâu đến” và cả cảm giác “rét mướt” rất đặc trưng của mùa

đông xứ Bắc. Nhưng rồi, giữa cái tiết trời mà cỏ cây, hoa lá đêu như “Sắt lại vì rét” đó,ta cảm nhận được hơi ấm của tình người.

Đầu tiên là cảnh gia đình đầm ấm. Hình ảnh mẹ, chị bên thúng quần áo rét trong ngôi nhà với cái hoả lò và ấm trà có gì thật quá đỗi thân thương. Dù trong không khí ấm cúng ấy vẫn có những kỉ niệm đau buồn về Duyên, đứa em gái bé trong gia đình đã mất từ năm lên bốn tuổi. Hình ảnh người mẹ “giơ lên một cái áo bông cánh đã cũ nhưng còn lành lặn? nói những lời đây trìu mến: “Đây là áo của cô Duyên đây” gợi lên một nỗi buồn thương sâu sắc. Nhưng chính tình yêu thương dành cho những đứa con của người mẹ là ngọn lửa sưởi ấm ngôi nhà. Chiếc áo bông cũ là một vật kỉ niệm ấp ủ trái tim người mẹ và cả gia đình. Cuộc sống không phải lúc nào cũng tràn trề hạnh phúc. Nhưng trong mất mát, tình yêu thương đã làm dịu bớt nỗi buồn đau.

Chiếc áo bông cũ được mẹ nâng niu gìn giữ ấy, một lần nữa lại ủ ấm cho cô bé nghèo “co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay“Hai chị em Lan và Sơn không đành lòng nhìn bé Hiên, người bạn nhỏ của mình run rẩy trong “gió lạnh đầu mùa: “Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ” - như nhà văn viết - nhưng có lẽ hơn thế là với trái tim giàu trắc ẩn, với tình cảm thiết tha như “nhớ thương đến em Duyên ngày trước? Sơn và Lan đã mang tấm áo bông cũ ấy đến ủ ấm cho Hiên. Chiếc áo bông cũ gắn với ký ức còn nguyên về một đứa con đã mất của người mẹ, một đứa em ruột thịt của Lan và Sơn, giờ đây lại thành tấm áo của tình bạn thơ ngây mà thiết tha, ấm áp. Chiếc áo lại chở che, san sẻ hơi ấm cho những mảnh đời nghèo khó như của mẹ con bé Hiên.

Giản dị và sâu lắng, “Gió lạnh đầu mùa” sưởi ấm trái tim chúng ta.

(Nhóm biên soạn)

Văn bản đã đưa em trở lại gặp gỡ tác giả nào?