Em hãy vẽ bức tranh hoặc sưu tầm một câu chuyện thể hiện việc làm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và thuyết minh về bức tranh đó.
Em sưu tầm một câu chuyện thể hiện việc làm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Nước Việt ta trải qua hàng nghìn năm đấu tranh giữ nước và dựng nước, chính điều đó đã hun đúc cho dân tộc ta ý chí bất khuất, kiên cường, dám đương đầu với khó khăn và không bao giờ đầu hàng trước số phận. Trong cuộc sống đời thường không đó để bắt gặp những tấm gương vượt khó, một trong số đó có Nguyễn Nhật Minh – anh học sinh của trường THPT Phạm Văn Đồng, có hoàn cảnh gia đình nhiều éo le nhưng luôn nỗ lực, phấn đấu hết mình trong học tập.
Anh Minh sinh ra và lớn lên ở Đăk Nông – một tỉnh của vùng đất Tây Nguyên đầy nắng và gió. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khó, quanh năm chật vật lo cái ăn cái mặc. Anh Minh là con trai lớn trong nhà, đằng sau là ba đứa em đang còn thơ dại, sớm thấu hiểu được sự vất vả của cha mẹ, sau mỗi giờ học bạn đỡ đần công việc nhà và chiều chiều lại lên nương rẫy cùng cha. Những khi vắng việc đồng áng, bạn đạp xe khắp các xã làm thuê cho người ta với hy vọng kiếm ít tiền đỡ đần cho gia đình. Sau một ngày dài mệt mỏi, tối là thời gian Anh Minh vùi đầu vào bài vở, niềm tin nhỏ nhoi về một ngày mai tươi sáng hơn.
Những tưởng cuộc sống dẫu có khăn nhưng vẫn còn gia đình là chỗ dựa, thì biến cố lớn lại xảy đến. Ngày anh Minh bước vào lớp mười hai cũng là lúc bố Minh bỏ đi theo người phụ nữ khác, mẹ Minh vì quá đau khổ, túng quẫn trước cảnh nhà éo le cũng bỏ nhà đi biệt xứ để lại những đứa con đang còn thơ dại. Bốn anh em dọn về dưới vòng tay cưu mang của bà nội, bà đã gần bảy mươi, tuổi già sức yếu, hàng ngày tiền sinh hoạt chỉ dựa vào tiệm tạp hoá nhỏ ven đường. Cuộc sống khó khăn chồng chất khó khăn, bao nhiêu gánh nặng dồn lên đôi vai của cậu con trai đang đứng trước bước ngoặt cuộc đời.
Sau biến cố, anh Minh trầm lặng hơn nhưng trong đôi mắt anh ấy luôn chứa đựng đầy sự quyết tâm, nỗ lực vượt qua những thử thách cuộc đời. Mọi nơi trong trường đều trở thành góc học tập lý tưởng, bất kể là ghế đá hay gốc cây phượng tôi vẫn thường xuyên bắt gặp dáng vẻ cao gầy của chàng trai ấy đang say sưa học bài. Anh Minh yêu thích và học rất giỏi môn Toán với những xấp bài tập dày cộm, chi chít nét chữ và con số. Nhận thức được sự thiếu thốn của mình không làm anh Minh tự ti hay chùn bước, anh biết mình luôn phải cố gắng, nỗ lực gấp đôi bạn bè. Trong khi lũ bạn chiều chiều được đi luyện thi ở các trung tâm lớn nhỏ, được bố mẹ chăm sóc bảo ban thì anh Minh phải đi làm thuê lo cho các em đỡ đần bà nội, đêm đến chẳng cần nghỉ ngơi Minh lại thức thâu đêm nghiên cứu từng tài liệu mượn của bạn bè, thời gian không còn nhiều đây chính là thời khắc cuối thời học sinh mở ra một trang mới cho cuộc đời mỗi con người. Trong mỗi giờ ra chơi, anh ấy vẫn ngồi đấy mặc cho bạn bè vui chơi, chăm chú xem lại từng bài giảng của thầy cô. Ba năm liền kết quả học tập luôn đứng đầu lớp và là thành viên trong đội tuyển học sinh giỏi của trường, anh Minh đã đem về cho mình nhiều giải thưởng của tỉnh cũng như khu vực, đặc biệt là huy chương vàng Toán học cấp khu vực các tỉnh Tây Nguyên. Chúng tôi ai cũng nhìn anh với ánh mắt ngưỡng mộ, thán phục, thầy cô cũng thấu hiểu được hoàn cảnh gia đình anh Minh nên luôn giúp đỡ, bảo ban tận tình. Vất vả là thế, nhưng chưa một anh Minh vắng mặt trong lớp học, bất kể là mưa bão hay ốm đau bệnh nặng bạn cũng vượt con đường hàng chục cây số từ xã lên thị trấn để học đều đặn hàng ngày.
Trời không phụ lòng người, năm ấy anh Minh thi đỗ vào đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh ngành công nghệ thông tin với số điểm hai mươi bảy, cũng là thủ khoa của trường cấp ba. Cái tên Nguyễn Nhật Minh năm ấy nổi tiếng khắp vùng, là niềm tự hào của trường, của xã, đặc biệt là những giọt nước mắt hạnh phúc của người bà đã rơi xuống. Rời quê lên Sài Gòn phồn hoa, tấp nập, nỗi lo cơm áo gạo tiền lại dai dẳng bám theo, may mắn thay biết được hoàn cảnh khó khăn và sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cậu học trò nghèo, tỉnh đã quyết định trao cho anh Minh học bổng hỗ trợ suốt bốn năm đại học. Vậy là giờ đây, anh Minh có thể yên tâm học tập xây dựng một tương lai tươi sáng, mai này có thể phụng dưỡng bà nội, lo cho các em ăn học.
Cuộc sống vốn là những khó khăn, thử thách, con đường tới thành công thì không bao giờ trải đầy hoa hồng. Muốn trở thành một người thành đạt, có địa vị, tạo ra những giá trị cho xã hội thì ta phải biết dấn thân, hy sinh công sức và nỗ lực hết mình cho mục tiêu ấy, đừng bao giờ bỏ cuộc hay đầu hàng trước số phận nghiệt ngã, hãy học tập và làm theo những tấm gương người tốt, giàu nghị lực quanh ta.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Em hãy viết khoảng nửa trang giấy về nghĩa vụ của học sinh và những việc làm để thực hiện nghĩa vụ đó?
Em hãy tìm hiểu và ghi chép nội dung các quyền và nghĩa vụ cơ bản của những công dân được quy định trong Hiến Pháp 2013.
Quyền và nghĩa vụ cơ bản cảu công dân theo Hiến pháp năm 2013
Hiến pháp năm 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kì họp thứ 6 đã thông qua ngày 28-11-2013. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được qui định trong Chương II. Đó là các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Em hãy đọc thông tin kết hợp xem các hình ảnh dưới đây để xác định các nhóm quyền và nêu nội dung các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam được qui định trong Hiến pháp năm 2013; Hãy ghép các hình ảnh với nhóm quyền và nghĩa vụ phù hợp.
1. Nhóm quyền chính trị: quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước (Điều 27); quyền tham gia quản lí nhà nước (Điều 28); quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí (Điều 25); quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 27);….
2. Nhóm quyền dân sự: quyền sống (Điều 19); quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo họ về tính mạng sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của công dân (Điều 20); quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình (Điều 21); quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 22); quyền tự do đi lại, tự do cư trú (Điều 23); quyền bình đẳng giới (Điều 26), quyền tự do kết hôn và li hôn (Điều 36),….
3. Nhóm quyền kinh tế: quyền tự do kinh doanh (Điều 33); quyền có việc làm (Điều 35), quyền sở hữu thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất (Điều 32),….
4. Nhóm quyền văn hóa: quyền học tập (Điều 39), quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật (Điều 40); quyền đảm bảo an sinh xã hội (Điều 34); quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ (Điều 38),…
5. Các nghĩa vụ cơ bản công dân phải thực hiện: trung thành với Tổ quốc (Điều 44), thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45); tuân theo Hiến pháp và pháp luật (Điều 46); nộp thuế (Điều 47); bảo vệ môi trường (Điều 43); nghĩa vụ học tập (Điều 39)…
Em hãy cho biết, bạn nào dưới đây thực hiện tốt, bạn nào thực hiện chưa tốt quyền và nghĩa vụ của công dân.
a. Ngoài giờ học ở trường, Kim thường tự học ở nhà và dành thời gian làm việc nhà giúp bố mẹ.
b. Mặc dù nhà rất nghèo nhưng bố mẹ vẫn cố gắng để Thu được tới trường. Tuy nhiên, Thu cho rằng: “ Nhà mình nghèo, có cố gắng học cũng không mang lại lợi ích gì.” Thu đến trường chỉ vì bố mẹ, do vậy kết quả học tập của Thu rất kém.
c. Nam thường quát mắng, dọa nạt và đánh em gái vì em hay khóc và bày đồ chơi bừa bãi.
d. Hưng là học sinh cá biệt, hay nghịch. Hôm nay Hưng rủ các bạn đá bóng trong sân trường và làm vỡ kính lớp học. Cô giáo chủ nhiệm gửi giấy thông báo và nhờ Hưng đưa cho bố mẹ. Trên đường về, Hưng đã bóc ra xem trước.
Xử lí tình huống
1. Lan là một học sinh hoạt bát, tích cực tham gia các hoạt động của lớp và liên đội nhưng mẹ Lan thường ngăn cấm không cho Lan tham gia các hoạt động tập thể vì cho rằng sẽ ảnh hưởng đến việc học tập.
Theo em Lan nên làm gì để mẹ không ngăn cản mình tham gia các hoạt động tập thể?
2 . Mặc dù công việc của bố mẹ Hà rất vất vả nhưng Hà ít làm việc nhà để giúp đỡ bố mẹ vì nghĩ rằng mình chỉ có nghĩa vụ học giỏi là đủ.
a) Em có suy nghĩ gì về việc làm của Hà?
b) Theo em, Hà cần làm gì để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của học sinh?
Em hãy đọc các thông tin, tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi
- Hương là học sinh sinh lớp 6, ngoài việc học tốt, bạn còn chăm chỉ lao động, giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.
- Thấy bác lao công đang quyét dọn sân trường, Bình vứt luôn vỏ sữa xuống sân để bác dọn.
- Biết Phương định bóc thư của bạn khác để xem, Minh đã khuyên Phương không nên làm như vậy vì sẽ xâm phạm quền bí mật thư tín.
- Ngày nào bố mẹ cũng phải nhắc Thắng học bài nhưng bạn chỉ ôn bài sắp tới kì kiểm tra.
- Nhiều người đã chứng kiến chú Hưng đánh con, nên Hà đã gọi diện báo với Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111.
- Gia đình Liên tìm mọi cách để anh trai không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Biết chuyện Liên không tán thành và khuyên anh nên thực hiện nghĩa vụ quân sự.
- Nhà trường lấy ý kiến của học sinh nhưng Trang không tham gia vì cho rằng ý kiến của em sẽ không được thực hiện.
- Hùng luôn tích cực học tập và rèn luyện để sau này trở thành người công dân có ích cho xã hội.
a) Em hãy xác định những bạn đã thực hiện đúng, ai thực hiện chưa đúng quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân? Vì sao?
b) Là học sinh em đã được hưởng quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản của công dân? Em đã làm gì để thực hiện đúng các nghĩa vụ đó?
Lớp 6A có 1 số bạn nhà xa nên thường đi xe đạp điện đến trường. Trong đó, một vài bạn không đội nón bảo hiểm.
- Theo em, học sinh lớp 6A có được sử dụng xe đạp điện không?
- Người điều khiển xe đạp điện khi tham gia có bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm không? Vì sao?