Hình thành kiến thức mới 1 trang 11 SGK KHTN lớp 6: Quan sát hình 3.1 và cho biết những điều phải làm, không được làm trong phòng thực hành. Giải thích.
Lời giải:
- Những điều phải làm trong phòng thực hành là:
+ Không ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành.
+ Cặp, túi, ba lô phải để đúng nơi quy định. Đầu tóc gọn gàng, không đi giày, dép cao gót.
+ Sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính bảo vệ mắt, găng tay lấy hoá chất, khẩu trang thí nghiệm, ...) khi làm thí nghiệm.
+ Chỉ làm các thí nghiệm, các bài thực hành khi có sự hướng dẫn và giám sát của giáo viên.
+ Thực hiện đúng nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.
+ Thông báo ngay với giáo viên khi gặp các sự cố mất an toàn như hoá chất bắn vào mắt, bỏng hoá chất, bỏng nhiệt, làm vỡ dụng cụ thuỷ tinh, gây đổ hoá chất, cháy nổ, chập điện…
+ Thu gom hoá chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định.
+ Rửa tay thường xuyên trong nước sạch và xà phòng khi tiếp xúc với hoá chất và sau khi kết thúc buổi thực hành.
- Những điều không được làm trong phòng thực hành là:
+ Ăn, uống, làm mất trật tự trong phòng thực hành.
+ Cặp, túi, ba lô để không đúng nơi qui định. Đầu tóc không gọn gàng, đi giày, dép cao gót vào phòng thực hành.
+ Không sử dụng các dụng cụ bảo hộ (kính bảo vệ mắt, găng tay lấy hoá chất, khẩu trang thí nghiệm, ...) khi làm thí nghiệm.
+ Tự ý làm thí nghiệm khi chưa có sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Không thực hiện nguyên tắc khi sử dụng hoá chất, dụng cụ, thiết bị trong phòng thực hành.
+ Không thu gom hoá chất, rác thải sau khi thực hành và để đúng nơi quy định.
=> Nếu không thực hiện theo những quy định trong phòng thực hành, có thể sẽ xảy ra những sự việc nguy hiểm: hóa chất bắn vào mắt, bỏng hóa chất, bỏng nhiệt, đổ hóa chất, vỡ dụng cụ thủy tinh, cháy nổ, chập điện….
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Bài 2 trang 17 SGK KHTN lớp 6: Cho các dụng cụ sau trong phòng thực hành: lực kế, nhiệt kế, cân đồng hồ, thước dây. Hãy chọn dụng cụ thích hợp để đo
a) nhiệt độ của một cốc nước.
b) khối lượng của viên bi sắt.
Vận dụng 1 trang 14 SGK KHTN lớp 6: Em hãy thực hành đo khối lượng và thể tích hòn đá bằng cách sử dụng cân đo và cốc chia độ.
Mở đầu trang 11 SGK KHTN lớp 6: Tại sao phải thực hiện các quy định an toàn trong phòng thực hành? Làm thế nào để đo được kích thước, khối lượng, nhiệt độ,… của một vật thể? Muốn quan sát những vật có kích thước nhỏ và rất nhỏ, chúng ta dùng dụng cụ nào?
Hình thành kiến thức mới 7 trang 15 SGK KHTN lớp 6: Khi sử dụng kính lúp thì kích thước của vật thay đổi như thế nào so với khi không sử dụng?
Luyện tập 3 trang 16 SGK KHTN lớp 6: Thực hành các bước sử dụng kính hiển vi quang học.
Luyện tập 1 trang 14 SGK KHTN lớp 6: Hoàn thiện quy trình đo bằng cách điền số thứ tự các bước theo mẫu bảng sau cho phù hợp:
Hình thành kiến thức mới 2 trang 12 SGK KHTN lớp 6: Quan sát các kí hiệu cảnh báo trong hình 3.2 và cho biết ý nghĩa của mỗi kí hiệu.
Bài 3 trang 17 SGK KHTN lớp 6: Kính lúp và kính hiển vi thường được dùng để quan sát những vật có đặc điểm như thế nào?
Hình thành kiến thức mới 5 trang 13 SGK KHTN lớp 6: Em hãy cho biết các dụng cụ trong hình 3.3 dùng để làm gì?
Hình thành kiến thức mới 6 trang 13 SGK KHTN lớp 6: Trình bày cách sử dụng bình chia độ để đo thể tích chất lỏng?
Bài 1 trang 17 SGK KHTN lớp 6: Quan sát hình 3.2 (trang 12), em hãy cho biết những kí hiệu cảnh báo nào thuộc
a) kí hiệu chỉ dẫn thực hiện.
b) kí hiệu báo nguy hại do hoá chất gây ra.
c) kí hiệu báo các khu vực nguy hiểm.
d) kí hiệu báo cấm.
Hình thành kiến thức mới 8 trang 15 SGK KHTN lớp 6: Quan sát hình 3.8, chỉ rõ bộ phận cơ học và quang học trong cấu tạo kính hiển vi quang học.
Luyện tập 2 trang 15 SGK KHTN lớp 6: Em hãy dùng kính lúp đọc các dòng chữ trong sách giáo khoa.
Hình thành kiến thức mới 3 trang 12 SGK KHTN lớp 6: Tại sao lại dùng kí hiệu cảnh báo thay cho mô tả bằng chữ?
Vận dụng 2 trang 16 SGK KHTN lớp 6: Sử dụng kính hiển vi quang học, em hãy quan sát một số mẫu tiêu bản trong phòng thực hành.