Quan sát Hình 19.6 và cho biết: Trong các kì phân bào giảm phân, nhiễm sắc thể, thoi phân bào và màng nhân có sự thay đổi như thế nào?
|
|
Nhiễm sắc thể |
Thoi phân bào |
Màng nhân |
Giảm phân 1 |
Kì trung gian |
- Nhiễm sắc thể nhân đôi thành nhiễm sắc thể kép. |
- Trung thể tự nhân đôi. |
- Vẫn xuất hiện. |
Kì đầu I |
- Nhiễm sắc thể kép dần co xoắn, tiếp hợp và có thể có trao đổi chéo. |
- Thoi phân bào hình thành. |
- Màng nhân và nhân con tiêu biến. |
|
Kì giữa I |
- Nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại có hình dạng đặc trưng. - Nhiễm sắc thể kép xếp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
- Thoi phân bào đính vào nhiễm sắc thể tại tâm động. |
- Màng nhân và nhân con tiêu biến. |
|
Kì sau I |
- Cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng tách thành hai nhiễm sắc thể kép, phân li về hai cực của tế bào. |
- Thoi phân bào kéo về hai cực tế bào. |
- Màng nhân và nhân con tiêu biến. |
|
Kì cuối I |
- Nhiễm sắc thể kép dãn xoắn. |
- Thoi phân bào tiêu biến. |
- Màng nhân và nhân con xuất hiện. |
|
Giảm phân 2 |
Kì trung gian |
- Nhiễm sắc thể kép không nhân đôi, bắt đầu co xoắn. |
- Trung thể tự nhân đôi. |
- Vẫn xuất hiện. |
Kì đầu II |
- Nhiễm sắc thể kép dần co xoắn. |
- Trung thể hình thành thoi phân bào. |
- Màng nhân và nhân con tiêu biến. |
|
Kì giữa II |
- Nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. |
- Thoi phân bào đính vào nhiễm sắc thể tại tâm động. |
- Màng nhân và nhân con tiêu biến. |
|
Kì sau II |
- Nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động tạo thành hai nhiễm sắc thể đơn phân li về hai cực của tế bào. |
- Thoi phân bào kéo về hai cực tế bào. |
- Màng nhân và nhân con tiêu biến. |
|
Kì cuối II |
- Nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn. |
- Thoi phân bào tiêu biến. |
- Màng nhân và nhân con xuất hiện. |
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Hãy quan sát quá trình hình thành giao tử ở Hình 19.7 và cho biết ý nghĩa của quá trình giảm phân.
Lập bảng so sánh số lượng nhiễm sắc thể trong các giai đoạn khác nhau của quá trình nguyên phân và giảm phân.
Hãy lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau của hai quá trình phân bào nguyên phân và giảm phân.
Trình bày ý nghĩa về sự thay đổi hình thái nhiễm sắc thể trong các kì của quá trình nguyên phân.
Hãy quan sát Hình 19.4 và cho biết nguyên phân có ý nghĩa như thế nào đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây.
Tại sao quá trình giảm phân tạo ra các tế bào con có số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa?
Cơ chế nào giúp một hợp tử phát triển thành cơ thể gồm rất nhiều tế bào có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống bộ nhiễm sắc thể trong hợp tử ban đầu? Cơ chế nào giúp cơ thể tạo được sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính?
Hãy thiết kế một mô hình thể hiện các kì của quá trình phân bào nguyên phân hoặc giảm phân bằng các vật liệu, dụng cụ gợi ý sau: len (ít nhất ba màu, để thể hiện hai nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng và thoi phân bào), keo dán, giấy roki, bút lông,… Trình bày mô hình đã thiết kế được.
Quan sát Hình 19.3 và cho biết quá trình phân chia tế bào chất trong nguyên phân có gì khác nhau ở tế bào động vật và thực vật.
Quan sát Hình 19.6 và cho biết: Giảm phân là gì? Giảm phân gồm mấy giai đoạn chính?
Quan sát Hình 19.2 và cho biết: Trong các kì của nguyên phân, nhiễm sắc thể, thoi phân bào và màng nhân có sự thay đổi như thế nào?
Quan sát Hình 19.2 và cho biết: Giai đoạn phân chia nhân ở quá trình nguyên phân gồm các kì nào?
Quan sát Hình 19.6 và cho biết: Kể tên các kì của quá trình giảm phân.
Quan sát Hình 19.1 và cho biết: Sau một lần nguyên phân thì thu được bao nhiêu tế bào từ một tế bào ban đầu?
Quan sát Hình 19.1 và cho biết: Quá trình nguyên phân gồm mấy kì?