IMG-LOGO

Câu hỏi:

29/12/2021 257

“Con đầm pích”, “Hồ Thiên Nga”, “Người đẹp ngủ trong rừng” là các tác phẩm của

A. Hô-xê Mác-ti. 

B. Hô-xe Ri-dan. 

C. Trai-cốp-xki. 

Đáp án chính xác

D. Pi-cát-xô. 

 Xem lời giải  Xem lý thuyết

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Trai-cốp-xki là một trong những những điển hình của nền âm nhạc hiện thực thế giới thời cận đại. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là vở opera “Con đầm pích”, các vở bale “Hồ thiên Nga”, “Người đẹp ngủ trong rừng”, …

Đáp án cần chọn là: C

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Những nhà thơ, nhà văn tiêu biểu của phương Đông thời kì cận đại bao gồm

Xem đáp án » 29/12/2021 1,239

Câu 2:

Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, văn học phương Tây không chịu ảnh hưởng bởi nhân tố nào dưới đây?

Xem đáp án » 29/12/2021 928

Câu 3:

“Nhật kí người điên” và “AQ chính truyện” là các tác phẩm của nhà văn Trung Quốc nổi tiếng nào?

Xem đáp án » 29/12/2021 525

Câu 4:

Văn học phương Đông từ đầu thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX mang đặc điểm nổi bật nào sau đây?

Xem đáp án » 29/12/2021 455

Câu 5:

Tác phẩm “Những người khốn khổ” của Vích-to Huy-gô đã đi sâu khai thác đề tài gì trong đời sống xã hội?

Xem đáp án » 29/12/2021 444

Câu 6:

Các tác phẩm của tác giả nào dưới đây được Lê-nin đánh giá như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”?

Xem đáp án » 29/12/2021 408

Câu 7:

Nhiệm vụ chủ yếu của các nhà văn, nhà thơ hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật thời cận đại là gì?

Xem đáp án » 29/12/2021 361

Câu 8:

Tác giả văn học duy nhất của phương Đông thời cận đại có tác phẩm đoạn giải Nôbel là

Xem đáp án » 29/12/2021 321

Câu 9:

Nơi tụ hội nhiều nhà văn hóa lớn của thế giới cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

Xem đáp án » 29/12/2021 319

Câu 10:

Hai tác phẩm là “Nhà thờ Đức Bà Pa-ri” và “Những người khốn khổ” của tác giả nào thời kì cận đại?

Xem đáp án » 29/12/2021 313

Câu 11:

Một trong những hành động cụ thể thể hiện chủ nghĩa nhân đạo của Vích-to Huy-gô là

Xem đáp án » 29/12/2021 291

Câu 12:

Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, văn học phương Đông có điểm gì khác biệt so với văn học phương Tây?

Xem đáp án » 29/12/2021 284

Câu 13:

Một trong những nhân vật điển hình của nền âm nhạc thế giới thời kì cận đại là

Xem đáp án » 29/12/2021 265

Câu 14:

Hô-xê Mác-ti là nhà văn

Xem đáp án » 29/12/2021 250

Câu 15:

Tình hình văn hóa thế giới từ đầu thời ận đại đến đầu thế kỉ XX chịu sự chi phối mạnh mẽ của yếu tố nào?

Xem đáp án » 29/12/2021 239

LÝ THUYẾT

1. Những kiến thức cơ bản

Những nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại:

* Thứ nhất: Sự bùng nổ và giành thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản.

- Từ giữa thế kỉ XVI đến những năm 70 của thế kỉ XIX, hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản diễn ra liên tiếp, dồn dập dưới nhiều hình thức khác nhau, ở nhiều nơi trên thế giới. Tiêu biểu như:

+ Cách mạng Hà Lan (1566 - 1648).

+ Cách mạng tư sản Anh (1642 - 1688).

+ Đấu tranh giành độc lập của mười ba thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (1775 - 1783).

+ Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1799).

+ Đấu tranh thống nhất nước Đức (1864 - 1871).

+ Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868)....

- Đến những năm 70 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã trở thành một hệ thống thế giới, trải dài qua nhiều châu lục Á – Âu – Mĩ.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại  | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Lược đồ Chủ nghĩa tư bản từ thế kỉ XVI - 1914

* Thứ hai: cuộc cách mạng công nghiệp.

- Sự xuất hiện và phát triển nhanh, mạnh của cách mạng công nghiệp đã đưa đến sự chuyển biến quan trọng trong đời sống xã hội loài người. Đó là sự chuyển biến từ nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại  | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

* Thứ ba: Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

* Thứ tư: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, một số nước TBCN chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa và tăng cường xâm chiếm thuộc địa. Ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân đã khiến cho mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc và chính quyền thực dân xâm lược ngày càng sâu sắc => làm bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh.

* Thứ năm: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)

Lý thuyết Lịch Sử 11 Bài 8: Ôn tập lịch sử thế giới cận đại  | Lý thuyết Lịch Sử 11 ngắn gọn

Lược đồ Chiến tranh thế giới thứ nhất

* Thứ sáu: Trên các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, văn học – nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu.

2. Nhận thức đúng đắn những vấn đề chủ yếu

* Thứ nhất, nhận thức đúng về bản chất của các cuộc cách mạng tư sản.

- Điểm chung ở tất cả các cuộc cách mạng tư sản là:

+ Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuấ tư bản chủ nghĩa và quan hệ sản xuất phong kiến.

+ Mục đích: lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

+ Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản dù ở mức độ khác nhau, nhưng đều tạo cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

* Thứ hai, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX). Chủ nghĩa đế quốc có đặc trưng riêng, nhưng không thay đổi bản chất của chủ nghĩa tư bản mà làm cho các mâu thuẫn nảy sinh thêm

* Thứ ba, phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ.

- Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Mâu thuẫn này ngày càng gay gắt => bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của công nhân.

- Phong trào đấu tranh của công nhân phát triển từ “tự phát” đến “tự giác” và là cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.

* Thứ tư, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.

- Việc xâm chiếm thuộc địa của các nước tư bản đã dẫn đến hai mâu thuẫn:

+ Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước thực dân, đế quốc xâm lược => làm bùng nổ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vẫn đề thuộc địa ⇒ là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.