Nguyên nhân chủ yếu để khẳng định: Chủ nghĩa thực dân phương Tây xâm lược các nước phương Đông ở nửa sau thế kỉ XIX là hành động tất yếu?
A. Do sự giàu có về tài nguyên của các nước phương Đông
B. Do sự khủng hoảng của chế độ phong kiến ở phương Đông
C. Do nhu cầu về nguồn nguyên liệu, nhân công, thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc
D. Do phương Đông có thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhân công giá rẻ
Từ nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, nhu cầu về nguồn nguyên liệu, thi trường, nhân công ngày càng tăng trong khi những nguồn lực trong nước không thể đáp ứng đủ. => Xâm lược thuộc địa để biến thuộc địa thành nơi cung cấp nguyên liệu, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thu hàng hóa cho chính quốc là hành động tất yếu.
Đáp án cần chọn là: C
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Họa sĩ danh tiếng với nghệ thuật vẽ tranh phong cảnh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là
Tác phẩm nào của nhà văn Vích-to Huy-gô đã được chuyển thể thành phim và nhạc kịch?
Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân chống lại giới chủ là
Cuộc cách mạng nào được Lê-nin ví như “cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu”?
Mâu thuẫn chủ yếu trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa thời kì cận đại là mâu thuẫn giữa
Nội dung nào không phản ánh mâu thuẫn cơ bản tồn tại trong thời kì cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?
Tiền đề kinh tế dẫn đến “sự thức tỉnh của châu Á” trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông đầu thế kỉ XX?
Nội dung nào sau đây không phải là một trong những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới cận đại?
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX phát triển từ hình thức
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại là gì?
Đầu thế kỉ XX, để giải quyết mâu thuẫn về thị trường, các nước đế quốc đã
1. Những kiến thức cơ bản
Những nội dung chính của lịch sử thế giới cận đại:
* Thứ nhất: Sự bùng nổ và giành thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản.
- Từ giữa thế kỉ XVI đến những năm 70 của thế kỉ XIX, hàng loạt các cuộc cách mạng tư sản diễn ra liên tiếp, dồn dập dưới nhiều hình thức khác nhau, ở nhiều nơi trên thế giới. Tiêu biểu như:
+ Cách mạng Hà Lan (1566 - 1648).
+ Cách mạng tư sản Anh (1642 - 1688).
+ Đấu tranh giành độc lập của mười ba thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (1775 - 1783).
+ Cách mạng tư sản Pháp (1789 - 1799).
+ Đấu tranh thống nhất nước Đức (1864 - 1871).
+ Duy Tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868)....
- Đến những năm 70 của thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản đã trở thành một hệ thống thế giới, trải dài qua nhiều châu lục Á – Âu – Mĩ.
Lược đồ Chủ nghĩa tư bản từ thế kỉ XVI - 1914
* Thứ hai: cuộc cách mạng công nghiệp.
- Sự xuất hiện và phát triển nhanh, mạnh của cách mạng công nghiệp đã đưa đến sự chuyển biến quan trọng trong đời sống xã hội loài người. Đó là sự chuyển biến từ nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
* Thứ ba: Phong trào công nhân phát triển mạnh mẽ và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
* Thứ tư: Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, một số nước TBCN chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa và tăng cường xâm chiếm thuộc địa. Ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân đã khiến cho mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa, phụ thuộc và chính quyền thực dân xâm lược ngày càng sâu sắc => làm bùng nổ nhiều phong trào đấu tranh.
* Thứ năm: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
Lược đồ Chiến tranh thế giới thứ nhất
* Thứ sáu: Trên các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật, văn học – nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu.
2. Nhận thức đúng đắn những vấn đề chủ yếu
* Thứ nhất, nhận thức đúng về bản chất của các cuộc cách mạng tư sản.
- Điểm chung ở tất cả các cuộc cách mạng tư sản là:
+ Nguyên nhân sâu xa: mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuấ tư bản chủ nghĩa và quan hệ sản xuất phong kiến.
+ Mục đích: lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
+ Thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản dù ở mức độ khác nhau, nhưng đều tạo cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
* Thứ hai, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa (cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX). Chủ nghĩa đế quốc có đặc trưng riêng, nhưng không thay đổi bản chất của chủ nghĩa tư bản mà làm cho các mâu thuẫn nảy sinh thêm
* Thứ ba, phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ.
- Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản. Mâu thuẫn này ngày càng gay gắt => bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh của công nhân.
- Phong trào đấu tranh của công nhân phát triển từ “tự phát” đến “tự giác” và là cơ sở cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học.
* Thứ tư, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa.
- Việc xâm chiếm thuộc địa của các nước tư bản đã dẫn đến hai mâu thuẫn:
+ Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước thực dân, đế quốc xâm lược => làm bùng nổ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vẫn đề thuộc địa ⇒ là nguyên nhân sâu xa dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất.