Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự tương phản (trái ngược) về nghĩa. Hãy chỉ ra điều đó và cho biết cách bố trí như vậy có tác dụng gì.
- Trong hai khổ đầu của bài thơ Đỗ Trung Lai các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập (trái ngược) nhau về nghĩa:
+ Cặp thứ nhất: Lưng mẹ còng rồi/ Cau thì vẫn thẳng (Sự đối lập nhau trong cặp 1 là lưng mẹ còng - cau vẫn thẳng)
+ Cặp thứ hai: Cau - ngọn xanh rờn/ Mẹ - đầu bạc trắng (Sự đối lập nhau trong cặp 2 là cau ngọn xanh - đầu mẹ bạc trắng)
+ Cặp thứ ba: Cau ngày càng cao/ Mẹ ngày một thấp (Sự đối lập nhau trong cặp 3 là cao cao - mẹ thấp)
+ Cặp thứ tư: Cau gần với giời/ Mẹ gần với đất (Sự đối lập nhau trong cặp 4 là cau gần trời - mẹ gần đất)
- Sự bố trí các cặp câu với các hình ảnh đối lập nhau như vậy có tác dụng khắc họa hình ảnh người mẹ ngày một già, ngày một héo mòn theo thời gian.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
: Nêu tác dụng miêu tả, biểu cảm của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong khổ thơ dưới đây:
Một miếng cau khô
Khô gầy như mẹ
Con nâng trên tay
Không cầm được lệ
(Đỗ Trung Lai)
Câu hỏi “Sao mẹ ta già?” trong bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai) có tác dụng như thế nào đối với việc thể hiện tình cảm của tác giả?
Tìm các câu hỏi trong bài thơ Ông đồ (Vũ Đình Liên). Tác giả sử dụng những câu hỏi đó để biểu đạt điều gì?