Giải thích câu tục ngữ Việt Nam:
"Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười, chưa cười đã tối".
Câu tục ngữ nói về sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng. Cụ thể, đêm tháng năm rất ngắn, ngược lại thời gian của ngày vào tháng mười lại rất ngắn.
+ Khi Trái Đất chuyển động quay xung quanh Mặt Trời, Trái Đất luôn luôn quay quanh Mặt Trời và cũng tự quay quanh trục của mình. Vào thời gian khoảng tháng năm âm lịch, khi bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, lúc ấy là mùa hè, đấy là mùa sẽ nhận được nhiều ánh sáng và lúc này thời gian ban ngày sẽ kéo dài hơn ban đêm.
+ Còn khi vào khoảng tháng 10 âm lịch là khoảng thời gian bán cầu Bắc đi xa Mặt Trời nhất, khi ấy ánh sáng chiếu sẽ ít tới Trái Đất và đây chính là thời kì mùa đông của năm, tức là thời gian ban ngày sẽ gắn hơn ban đêm.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Mặt Trời lúc nào cũng chiếu sáng Trái Đất. Vì sao trên Trái Đất lại có ngày và đêm luân phiên?
Trường học của em quay hướng nào? Làm thế nào mà em xác định được?
Nơi nào trên Trái Đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?
A. Ở hai cực.
B. Các địa điểm nằm trên hai vòng cực.
C. Các địa điểm nằm trên hai chí tuyến.
D. Các địa điểm nằm trên Xích đạo.
Có người hay nói ban ngày Mặt Trời chuyển động trên bầu trời từ đông sang tây. Em nghĩ gì về điều này?