Những nghệ thuật nào được sử dụng trong ba câu thơ dưới đây:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
A. So sánh
B. Sử dụng nhiều từ láy
C. Điệp từ
D. Nhân hóa
E. Nghệ thuật tương phản
F. Đảo ngữ
G. Hoán dụ
Nghệ thuật:
- Sử dụng nhiều từ láy: “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”
- Điệp từ: “dốc”, “ngàn thước”
=> Diễn tả sựu hiểm trở và những con đường quanh co, gập ghềnh, đứt đoạn của núi rừng Tây Bắc.
- Nghệ thuật nhân hóa “súng ngửi trời”, phép đảo “heo hút cồn mây”
=>Nhấn mạnh cảm giác hoang vắng, trống trải nơi người lính đi qua chưa một dấu chân người. Đây là cách nói tinh nghịch, súng trở nên có hồn.
- Nghệ thuật tương phản “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
=> Câu thơ như bẻ gãy làm đôi, làm cho người đọc như thấy rất rõ chiều cao của núi, độ cao chót vót của dốc, sâu hun hút của vực. Con đường gấp khúc đột ngột, hiểm trở, hun hút.
Những câu thơ toàn thanh trắc đã khắc họa bức tranh thiên nhiên với tất cả sự hiểm trở và dữ dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Nội dung của hai câu thơ sau là gì?
“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Nội dung dưới đây khi nói về hình ảnh những người lính Tây Tiến đi hành quân ở đoạn thơ thứ nhất đúng hay sai?
“Hình ảnh những người lính đi hành quân làm nổi bật chất bi tráng, thể hiện vẻ đẹp ngang tàng, anh dũng, ngạo nghễ, bi mà không lụy, tinh nghịch bông đùa với cái chết, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng”
Hai câu thơ sau sử dụng nghệ thuật nào?
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rùng núi nhớ chơi vơi”.
Câu thơ nào thể hiện sự anh dũng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng của người lính Tây Tiến?