Các kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào khác nhau về mẫu sử dụng cho nuôi cấy và mục đích ứng dụng như thế nào?
Các kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào khác nhau về mẫu sử dụng cho nuôi cấy và mục đích ứng dụng:
Kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào |
Mẫu sử dụng cho nuôi cấy |
Mục đích ứng dụng |
Nuôi cấy mảnh mô |
Mảnh mô của cây gốc |
- Tạo nguyên liệu cho các kĩ thuật khác như nuôi cấy tạo mô sẹo, tái sinh cơ quan. - Tạo vật liệu chuyển gene. |
Nuôi cấy mô sẹo |
Mảnh mô đã biệt hóa và được khử biệt hóa trong điều kiện in vitro |
- Tạo thành mô, cơ quan và cây hoàn chỉnh. - Tạo nguyên liệu để tạo sinh khối huyền phù tế bào và chuyển gene. |
Nuôi cấy tế bào đơn |
Mảnh mô, mô sẹo, dịch nuôi tế bào được xử lí để tách rời các tế bào |
- Tạo sinh khối tế bào. |
Nuôi cấy huyền phù tế bào |
Các tế bào đơn hoặc khối tế bào nhỏ được tách từ mô hoặc mô sẹo |
- Tăng quy mô sản xuất chất chuyển hóa thứ cấp. |
Nuôi cấy tế bào trần |
Tế bào thực vật đã bị loại bỏ thành tế bào |
- Tạo nguồn tế bào đơn trong tạo dòng tế bào, chuyển gene, tạo giống cây lai từ lai tế bào soma hoặc dùng để nghiên cứu về các cấu trúc và chức năng của tế bào. |
Nuôi cấy phôi |
Phôi trưởng thành hoặc chưa trưởng thành được tách ra từ hạt |
- Được sử dụng để "cứu phôi" của hạt lai, hạt chưa chín và không tự nảy mầm được nhằm tạo cây hoàn chỉnh có khả năng sống sót. |
Tạo phôi soma |
Tế bào soma của cây |
- Sử dụng trong nhân giống vô tính, tạo vật liệu đồng nhất về di truyền, sạch bệnh. - Cung cấp nguồn mô để chuyển gene, tái sinh cây từ tế bào trần và trong công nghệ hạt nhân tạo. |
Nuôi cấy tạo cơ quan |
Mô tế bào |
- Hình thành và tái tạo cơ quan (thường là chồi thân và rễ) để ứng dụng nhằm sản xuất các chất chuyển hóa và để nhân giống ở một số loại cây trồng. |
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Phôi soma khác với phôi hình thành từ hợp tử như thế nào? Ứng dụng của nuôi cấy tạo phôi soma là gì?
Tại sao có thể chọn các mẫu mô như mô mảnh lá, lá mầm, rễ, chồi đỉnh, chồi nách, phôi từ hạt để làm vật liệu nuôi cấy in vitro?
Tại sao lai (dung hợp) tế bào trần là phương pháp làm tăng tính đa dạng di truyền ở cây trồng?
Những kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật nào có thể áp dụng sau khi tạo mô sẹo? Hãy nêu định hướng tạo sản phẩm cuối cùng của các quá trình công nghệ đó.
Quan sát các hình 3.7 (a – g) về quá trình tái sinh cây lúa (Oryza sativa) từ nuôi cấy mô tế bào và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Cho các mô tả sau: (1) Sau 35 ngày tái sinh; (2) Sau 17 ngày trên môi trường tái sinh; (3) Sau 9 ngày trên môi trường tái sinh; (4) Nuôi cấy tạo mô sẹo từ phôi hạt; (5) Đưa cây ra nhà lưới; (6) Sau 25 ngày tái sinh. Hãy ghép mỗi mô tả (1 – 6) với mỗi hình (a – g) cho phù hợp.
Bằng cách nào có thể sản xuất vaccine ăn được (có trong rau, củ, quả) nhờ sử dụng công nghệ tế bào thực vật?
Để trồng hàng loạt cây sắn (cây khoai mì) hoặc cây khoai lang, em có thể cắt một đoạn thân và trồng xuống đất. Vì sao có thể nhân giống cây trồng bằng phương pháp này?
Tại sao không thể áp dụng một phương pháp nuôi cấy chung trong giai đoạn nuôi cấy mô tế bào thực vật?
Tại sao trong nhân giống vô tính để duy trì đặc tính cây trồng, người ta thường tái sinh cây bằng nuôi cấy tạo cơ quan sử dụng đoạn thân cây mà không tái sinh gián tiếp từ mô sẹo?
Kĩ thuật vi nhân giống (nhân giống vô tính) được ứng dụng trong những trường hợp nào? Khi nào thì nên áp dụng kĩ thuật này mà không phải là nhân giống từ hạt tạo thành bằng lai hữu tính?
Các nhà khoa học đã nhân giống vô tính nhiều loài cây trồng quý bằng công nghệ tế bào thực vật, tiêu biểu là nhân giống lan kim tuyến (như đã nêu ở Bài 1). Em hãy phác thảo các giai đoạn công nghệ nhằm nhân giống lan kim tuyến.
Quan sát hình 3.1, hãy cho biết công nghệ tế bào thực vật có các giai đoạn nào?
b) Sắp xếp các hình theo tiến trình thời gian thực hiện các giai đoạn nuôi cấy mô tế bào và tái sinh ở cây lúa.
Thiết lập các bước tiến hành sản xuất một loại vaccine để phòng bệnh truyền nhiễm sử dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào cây thuốc lá, kết hợp kĩ thuật chuyển gene vào tế bào thực vật nuôi cấy nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens (tham khảo hình 3.6).