Quan sát hình 13.5 và cho biết quy trình xử lí rác thải rắn thành phân hữu cơ gồm mấy giai đoạn. Ý nghĩa của mỗi giai đoạn này là gì?
Quy trình xử lí rác thải rắn thành phân hữu cơ:
Giai đoạn |
Ý nghĩa của giai đoạn |
(1) Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu Phân loại rác thải để chọn lọc được nguồn rác thải rắn có thể xử lí. Sau đó nghiền nhỏ và phối trộn với các nguyên liệu khác để đảm bảo tỉ lệ C/N là 30 – 35, bổ sung nước, giống vi sinh vật. Nguyên liệu sau đó được đánh luống hoặc đưa vào bể ủ để chuẩn bị cho giai đoạn xử lí tiếp theo. |
- Giúp chuẩn bị môi trường tốt nhất cho sự hoạt động của vi sinh vật ở giai đoạn ủ rác thải. - Tiết kiệm nguyên liệu để tái chế. |
(2) Giai đoạn ủ rác thải Trong quá trình ủ, cần cung cấp khí O2 cho đống ủ bằng hệ thống thổi khí và phân tán khí thiết kế phía dưới đống ủ, phun nước nếu cần thiết. |
- Đây là giai đoạn vi sinh vật thực hiện phân giải rác thải rắn tạo sản phẩm. |
(3) Giai đoạn thu hồi và hoàn thành thành phẩm Phân ủ được sàng lọc để loại bỏ các vật có kích thước lớn, không phân giải trong quá trình ủ; bổ sung các thành phần khác; sau đó bảo quản và đóng gói. |
- Giúp hoàn thiện thành phẩm. |
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Bên cạnh sản phẩm phân hữu cơ, hãy nêu một sản phẩm khác có thể sản xuất từ rác thải rắn hữu cơ nhờ vi sinh vật kị khí.
Hãy nêu ít nhất ba lợi ích từ việc sản xuất khí sinh học đối với môi trường sinh thái và con người.
Hãy thiết lập các bước của quy trình đơn giản xử lí rác thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ tại hộ gia đình.
Quan sát hình 13.4 và cho biết các giai đoạn của công nghệ lên men thu hồi khí sinh học. Vi sinh vật lên men sẽ được bổ sung vào bể nào?
Tại Việt Nam, ở một số vùng nông thôn xây dựng mô hình chăn nuôi (lợn, bò) có hệ thống xử lí chất thải áp dụng công nghệ vi sinh vật giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đồng thời cung cấp năng lượng khí đốt. Đây là dẫn chứng thuyết phục về hiệu quả to lớn của việc áp dụng quá trình phân giải kị khí nhờ vi sinh vật để biến chất thải của con người, động vật; phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp,… thành khí sinh học (biogas). Vậy các quy trình đó được thiết kế và sử dụng như thế nào?
Hãy cho biết các nguyên liệu có thể được sử dụng để lên men tạo khí sinh học.