Giả sử em đang được học hoặc sinh sống trong một ngôi trường hay khu phố mang tên một nhân vật trong cuộc đấu tranh giành độc lập chống Bắc thuộc, hãy viết thư cho một người bạn để kể một câu chuyện thú vị về nhân vật đó.
- Tên nhân vật.
- Tóm tắt câu chuyện về nhân vật.
- Cảm nghĩ của em về nhân vật.
(*) Tham khảo:
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 8 năm 2021
Thanh Lan thân mến, đã một năm kể từ ngày tớ và gia đình chuyển vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống. Cậu và mọi người vẫn khỏe cả chứ, tớ nhớ mọi người rất nhiều, thật buồn khi phải xa cậu và mọi người. Tớ và gia đình vẫn khỏe, mọi việc đều ổn cả.
Ngày hôm qua tớ đã nhận được giấy báo trúng tuyển vào trường THCS Hai Bà Trưng. Cậu biết không mình rất vui khi được học ngôi trường mang tên hai vị anh hùng của dân tộc này.
Theo sách sử, thì Hai Bà Trưng là dòng dõi của người đứng đầu cai quản vùng đất Mê Linh vào thời Hùng Vương, gồm hai chị em là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Lúc bấy giờ, giặc phương Bắc cai trị nước ta với chính sách tàn bạo khiến lòng dân vô cùng căm phẫn. Bất bình với chính sách cai trị hà khắc với chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ phương Bắc, mùa xuân năm 40, hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị đã phất cờ khởi nghĩa.
Được nhân dân khắp bơi hưởng ứng, từ Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội), nghĩa quân “hùng dũng như gió cuốn” đánh chiếm Mê Linh, Cổ Loa (Hà Nội) và Luy Lâu (Bắc Ninh). Thái thú Tô Định đại bại, chạy trốn về quận Nam Hải (Quảng Đông).
Khởi nghĩa thắng lợi, nhân dân suy tôn Trưng Trắc lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh. Mùa hè năm 42, nhà Hán đem quân sang đàn áp. Năm 43, cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại. Nhân dân thương tiếc, lập đền thờ hai bà ở khắp nơi.
Hai bà chính là tấm gương sáng rọi về tinh thần yêu nước và chiến đấu chống giặc anh dũng cho con cháu đời sau. Chính vì thế với mình, còn gì tuyệt vời hơn khi được học trong ngôi trường THCS mang tên hai người phụ nữ anh hùng. Mình nhất định sẽ cố gắng học hành thật chăm chỉ để xứng danh là học sinh trường, xứng với sự hi sinh to lớn của những vị anh hùng đã ngã xuống để có một nước Việt Nam xinh đẹp như ngày nay.
Thư đã dài rồi, mình dừng bút tại đây. Hi vọng cậu sau khi đọc được lá thư này sẽ hồi âm lại mình, kể cho mình nghe những điều thú vị mà cậu gặp được.
Bạn thân
Ngọc Mai
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Chọn một nhân vật lịch sử tiêu biểu trong phong trào đấu tranh giành độc lập chống Bắc thuộc (Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí, Mai Thúc Loan, Phùng Hưng) và đặt câu hỏi em muốn tìm hiểu về nhân vật vào phiếu học tập dưới đây.
Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Hán (năm 40) là
A. Ngô Quyền.
B. Hai Bà Trưng.
C. Mai Thúc Loan.
D. Lý Bí.
Mai Thúc Loan được nhân dân suy tôn là gì?
A. Hắc Đế (Ông vua Đen).
B. Hồng Đế (Ông vua Đỏ).
C. Bạch Đế (Ông vua Trắng).
D. Minh Đế (Ông vua Sáng).
Quan sát hình dưới đây và thực hiện các nhiệm vụ.
1. Hãy điền thông tin vào chỗ trống (......) cho đúng tên với hình trên.
2. Từ hình ảnh Hai Bà Trưng, Bà Triệu, hãy nhận xét về vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử.
Hoàn thành bảng so sánh dưới đây về cuộc khởi nghĩa Lý Bí và khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
Nội dung |
Khởi nghĩa Lý Bí |
Khởi nghĩa Mai Thúc Loan |
Điểm khác nhau |
|
|
Điểm giống nhau |
|
Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bùng nổ là do chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ nào?
A. Nhà Ngô.
B. Nhà Hán.
C. Nhà Minh.
D. Nhà Nguyên.
Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa năm 542 chống lại ách đô hộ của nhà Lương là
A. Triệu Quang Phục.
B. Lý Bí.
C. Triệu Túc.
D. Phạm Tu.
Kết quả của cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng là
A. chiếm được thành Tống Bình.
B. chiếm được vùng Phong Châu.
C. nhà Đường từ bỏ việc xâm lược nước ta.
D. mở ra nền tự chủ lâu dài.
Căn cứ của khởi nghĩa Bà Triệu được xây dựng ở đâu?
A. Thành Vạn An (Vân Diên, Nam Đàn, Nghệ An).
B. Đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên).
C. Mê Linh (Vĩnh Phúc).
D. Núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hoá).
Lực lượng nào lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
A. Phụ nữ.
B. Binh lính.
C. Tướng lĩnh.
D. Nông dân.
Lý Bí quyết định đóng đô tại đâu sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi?
A. Vùng cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).
B. Vùng Thái Bình (Sơn Tây).
C. Vùng Luy Lâu (Long Biên).
D. Vùng Sa Nam (nghệ An).
Hoàn thành bảng thông tin dưới đây về sự kiện tiêu biểu của các cuộc đấu tranh giành độc lập chống Bắc thuộc.
Các cuộc khởi nghĩa |
Các sự kiện tiêu biểu |
Hai Bà Trưng |
|
Bà Triệu |
|
Lý Bí |
|
Mai Thúc Loan |
|
Phùng Hưng |
|
Nêu đóng góp chung của các cuộc khởi nghĩa trong thời Bắc thuộc.
|
I. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 – 43)
- Bất bình với chính sách cai trị hà khắc của chính quyền đô hộ, Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (Hà Nội).
- Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Luy Lâu.
- Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa, Trưng Trắc đưich nhân dân suy tôn lên làm vua, đóng đô ở Mê Linh.
- Năm 42, nhà Hán đưa quân sang đàn áp. Năm 43, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
II. Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)
- Dưới ách cai trị của nhà Ngô, năm 248, tại vùng Cửu Chân (Thanh Hoá), Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa.
- Nhà Ngô đem quân đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.
III. Khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân (năm 542 – 603)
- Năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, làm chủ Giao Châu.
- Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng chùa Khai quốc.
- Tháng 5/545, nhà Lương đem quân xâm lược Vạn Xuân, Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cho Triệu Quang Phục.
- Năm 550, kháng chiến thắng lợi. Triệu Quang Phục lên ngôi vua.
- Năm 603, nhà Tuỳ xâm lược, nước Vạn Xuân sụp đổ.
IV. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 713 – 722)
- Năm 713, Mai Thúc Loan lãnh đạo khởi nghĩa ở Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) chống lại ách cai trị của nhà Đường. Cuộc khởi nghĩa lan ra được khắp nơi hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế, đánh ra chiếm Tống Bình.
- Năm 722, nhà Đường đem quân đàn áp, cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
V. Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 – 791)
- Năm 776, Phùng Hưng lãnh đạo khởi nghĩa ở Đường Lâm (Sơn Tây), sau đó đem quân ra đánh chiếm được thành Tống Bình, tổ chức việc cai trị.
- Sau khi Phùng Hưng qua đời, con trai là Phùng An nối nghiệp. Năm 793, nhà Đường đem quân đàn áp.