Cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam do ai khởi xướng?
A. Khúc Thừa Dụ.
B. Khúc Hạo.
C. Dương Đình Nghệ.
D. Ngô Quyền.
Đáp án đúng là: B
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Năm 905, sau khi đánh chiếm thành Đại La, Khúc Thừa Dụ tự xưng
A. Hoàng đế.
B. Tiết độ sứ.
C. Vua.
D. Thái thú.
Người lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất giành thắng lợi là A. Khúc Thừa Dụ.
B. Khúc Hạo.
C. Ngô Quyền.
D. Dương Đình Nghệ.
Năm 931, Dương Đình Nghệ đã giành chiến thắng trong cuộc chiến chống quân xâm lược
A. Tống.
B. Nam Hán.
C. Đường.
D. Tây Hán.
Thông qua cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc và họ Dương, hãy trả lời các câu hỏi dưới đây.
1. Quyền tự chủ của dân tộc là gì?
2. Tại sao phải đấu tranh để giành quyền tự chủ?
3. Việc giành được quyền tự chủ có tác động như thế nào đến đất nước và người dân?
Quan sát lược đồ 19,4 - trang 98 trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 (CTST) và thực hiện nhiệm vụ dưới đây.
1. Hãy mô tả lại trận Bạch Đằng năm 938.
2. Nêu nhận xét về cách đánh giặc độc đáo của Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ xuất phát từ bối cảnh nào dưới đây?
A. Nhân dân ủng hộ.
B. Lực lượng quân đội mạnh.
C. Nhà Đường suy yếu.
D. Kinh tế phát triển.
I. Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc, họ Dương
1. Họ Khúc xây dựng nền tự chủ
- Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu, năm 905, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân đánh chiếm thành Đại La và tự xưng là Tiết độ sứ.
- Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con trai là Khúc Hạo lên thay.
- Trong 10 năm (907 - 917), chính quyền Khúc Hạo đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ, đặt nền móng cho chính quyền tự chủ của một nhà nước độc lập với phương Bắc.
2. Dương Đình Nghệ chống quân Nam Hán, củng cố nền tự chủ.
- Năm 930, quân Nam Hán xâm lược nước ta, Dương Đình Nghệ lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống giặc.
- Từ Làng Ràng (Thanh Hóa), nghĩa quân nhanh chóng kéo về đánh chiếm, làm chủ Đại La. Quân Nam Hán đại bại, nền tự chủ của người Việt được khôi phục.
II. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- Hoàn cảnh:
+ Năm 937, Dương Đình Nghệ bị Kiều Công Tiễn giết hại. Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để hỏi tội, Kiều Công Tiễn sai người cầu cứu nhà Nam Hán.
+ Năm 938, quân Nam Hán vượt biển sang xâm lược nước ta.
+ Ngô Quyền tiêu diệt Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống xâm lược.
- Sự chuẩn bị: Ngô Quyền sai người đem cọc vạt nhọn đầu bịt sắt đóng ngầm ở cửa biển - thuộc sông Bạch Đằng
- Diễn biến:
+ Cuối năm 938, do Lưu Hoàng Tháo chỉ huy tiến vào cửa biển Bạch Đằng, Ngô Quyền cho thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử quân giặc tiến vào sâu vào bãi cọc ngầm.
+ Khi thủy triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh tấn công, thuyền giặc va vào cọc nhọn, Lưu Hoằng Tháo tử trận.
- Ý nghĩa: chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc.