- Cách đây khoảng từ 5 – 6 triệu năm, một loài vượn khá giống người đã xuất hiện, được gọi là Vượn người.
- Trải qua quá trình tiến hóa, khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh vượn người đã thoát li khỏi đời sống leo trèo, có khả năng đứng thẳng trên mặt đất, đi bằng hai chân, thể tích não lớn hơn, biết ghè đẽo đá làm công cụ lao động. Đó là Người tối cổ.
- Khoảng 150000 năm trước, Người tối cổ đã tiến hóa thành Người tinh khôn. Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay, có bộ não lớn hơn Người tối cổ, biết chế tạo công cụ lao động tinh xảo.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Câu hỏi trang 19 Lịch Sử lớp 6: Quan sát lược đồ 3.5:
- Em hãy kể tên những địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á.
- Nêu nhận xét phạm vi phân bố dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam.
Vận dụng 3 trang 20 Lịch Sử lớp 6: Phần lớn người châu Phi có làn da đen, người châu Á có làn da vàng và người châu Âu có làn da trắng, liệu họ có chung một nguồn gốc hay không?
Câu hỏi 3 trang 18 Lịch Sử lớp 6: Quan sát hình 3.3, em thấy Người tinh khôn khác Người tối cổ ở những điểm nào?
Luyện tập 2 trang 20 Lịch Sử lớp 6: Lập bảng thống kê các di tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á theo nội dung sau: tên quốc gia, tên địa điểm tìm thấy dấu tích của Người tối cổ.
I. QUÁ TRÌNH TIẾN HOÁ TỪ VƯỢN THÀNH NGƯỜI
- Cách đây khoảng từ 5 triệu đến 6 triệu năm, có loài Vượn người đã xuất hiện.
- Khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh Vượn người đã tiến hóa thành người tối cổ có khả năng đứng thẳng, đi bằng hai chân, biết ghè đẽo đá làm công cụ.
- Khoảng 150.000 năm trước, người tinh khôn xuất hiện, có cấu tạo cơ thể giống người ngày nay.
II. DẤU TÍCH CỦA NGƯỜI TỐI CỔ Ở ĐÔNG NAM Á
- Người tối cổ xuất hiện khá sớm ở Đông Nam Á, hoá thạch đầu tiên được tìm thấy ở đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a)
- Ở Việt Nam, nhiều công cụ đá của Người tối cổ được tìm thấy ở nhiều nơi như An Khê (Gia Lai), Xuân Lộc (Đồng Nai), Núi Đọ (Thanh Hóa).