Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng - Mẫu 1
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ăn ở phúc đức, mãi không có con. Một hôm ra đồng, bà vợ ướm vào vết chân to, về thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra cậu bé khôi ngô tuấn tú lên ba tuổi không biết đi không biết nói cười. Mãi tới khi sứ giả rao tìm người tài giỏi đánh giặc lúc này Gióng mới cất tiếng nói xin vua roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Gióng được bà con láng giềng góp gạo nên lớn nhanh như thổi, vươn vai trở thành tráng sĩ rồi cưỡi ngựa xông vào giết giặc. Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre ven đường đánh giặc. Giặc tan, Gióng cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn chàng, lập đền thờ và phong cho là Phù Đổng Thiên Vương.
Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng - Mẫu 2
Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nọ dù ăn ở hiền lành nhưng vẫn chưa có con. Một hôm, bà lão ra đồng nhìn thấy một vết chân thì ướm thử. Về nhà, bà có mang và sinh ra một câu bé. Lên ba tuổi mà cậu vẫn chưa biết nói cười, đi đứng. Lúc bấy giờ, giặc Ân đến xâm lược, vua cho đi khắp nước tìm người tài. Đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói bảo mẹ mời sứ giả vào nhà. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu vua sắm cho cậu một con ngựa sắt, một bộ áo giáp sắt, một cái roi sắt với lời hứa sẽ đánh tan quân giặc. Giặc vừa đến chân núi cũng là lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bỗng vươn vai trở thành tráng sĩ và đánh bại giặc Ân. Vua Hùng nhớ công ơn liền phong là Phù Đổng Thiên Vương.
Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng - Mẫu 3
Vào đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão ăn ở phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm bà vợ ra đồng thấy một vết chân rất to liền đặt lên ướm thử. Không ngờ, về nhà bà thụ thai. Mười hai tháng sau bà sinh ra một cậu bé khôi ngô nhưng lên ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười, không biết đi, đặt đâu nằm đấy. Bấy giờ có giặc Ân xâm chiếm bờ cõi, vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước. Nghe thấy tiếng rao, Thánh Gióng cất tiếng nói xin đi đánh giặc. Sau hôm đó, nhờ sự giúp đỡ của dân làng Gióng lớn nhanh như thổi vươn vai thành tráng sĩ phá tan quân giặc. Giặc tan, Gióng bay về trời. Vua nhớ công ơn phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ở quê nhà.
Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng - Mẫu 4
Truyền thuyết “Thánh Gióng” kể về một cậu bé làng Gióng. Vào đời Hùng Vương thứ sáu, có hai vợ chồng ăn ở hiền lành mà vẫn chưa có được một mụn con. Một lần, bà lão đi ra đồng thì nhìn thấy một vết chân rất to liền ướm thử, về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một câu con trai. Cậu bé tuy đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười. Ít lâu sau, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến nơi cũng vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.
Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng - Mẫu 5
Xưa ở làng Gióng có hai vợ chồng hiền lành, phúc đức mà vẫn chưa có một mụn con. Vào một lần, bà vợ đi ra đồng, thì nhìn thấy một vết chân lạ liền ướm thử. Về nhà bà mang thai. Đến mười hai tháng sau mới sinh ra được một cậu bé. Nhưng cậu lên ba tuổi vẫn chưa biết nói biết cười. Lúc bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Vua Hùng muốn tìm người tài giúp nước liền sai sứ giả đi khắp nơi. Đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng của sứ giả liền nói với mẹ mời sứ giả vào. Cậu nói với sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái gươm sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ hôm đó trở đi, cậu bé lớn nhanh như thổi, người dân trong làng phải góp gạo nuôi lớn. Quân giặc đánh đến nơi, cậu bỗng chốc vươn vai thành tráng sĩ. Tráng sĩ đánh tan quân giặc, sau đó một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Nhà vua nhớ công ơn tôn là Phù Đổng Thiên Vương và cho lập đền thờ tại quê nhà.
Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng - Mẫu 6
Ngày xưa, vào thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nghèo. Họ chăm chỉ, hiền lành mà vẫn chưa có con. Một hôm nọ, người vợ ra đồng thì nhìn thấy một vết chân lạ. Bà đặt chân vào ướm thử, về nhà mang thai đến mươi hai tháng mới sinh ra một cậu con trai. Cậu bé lên ba tuổi vẫn chưa biết nói biết cười. Bấy giờ, giặc Ân sang xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm ra người tài để giúp nước, liền sai sứ giả đi khắp nơi. Khi sứ giả đến làng Gióng, cậu bé bảo với mẹ mời sứ giả vào để xin đi đánh giặc. Cậu bé liền nói với sứ giả rằng hãy về tâu nhà vua rèn cho một con ngựa sắt, một chiếc áo giáp sắt và một thanh gươm sắt. Từ đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, người dân trong làng phải góp công nuôi lớn. Quân giặc đánh đến nơi cũng là lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Gióng vươn vai thành tráng sĩ, đánh tan quân giặc. Giặc tan, tráng sĩ một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Vua Hùng cho lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn.
Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng - Mẫu 7
Thời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng chăm chỉ nhưng vẫn chưa có con. Một lần nọ, người vợ đi ra đồng trông thấy một vết chân rất to liền đặt bàn chân mình lên ướm thử, về nhà thì mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra được một cậu con trai. Lên ba tuổi nhưng cậu bé vẫn không biết nói biết cười. Giặc Ân đến xâm lược nước ta. Nhà vua sai người đi khắp nơi để tìm người tài. Nghe thấy tiếng sứ giả, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu nói với sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến, vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặc. Tráng sĩ một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp rồi bay về trời. Vua Hùng tưởng nhớ công ơn nên đã cho lập đền thờ. Ngày nay, chúng ta thấy vẫn còn những dấu vết xưa.
Tóm tắt tác phẩm Thánh Gióng - Mẫu 8
Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nọ. Tuy làm ăn chăm chỉ, lại có tiếng là phúc đức nhưng mãi không có con. Một hôm, bà vợ ra đồng ướm chân vào một vết chân lạ, về nhà bà thụ thai. Bà mang thai mười hai tháng mới sinh ra một cậu bé. Nhưng kì lạ thay, cậu bé lên ba mà vẫn không biết nói biết cười. Bấy giờ, giặc Ân tràn vào bờ cõi nước ta. Thế giặc rất mạnh. Vua Hùng bèn sai người đi tìm người tài giúp nước. Khi nghe tiếng của sứ giả, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin được đánh giặc. Từ đấy cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chẳng no. Cậu bé vươn vai thành tráng sĩ, rồi mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt và cầm roi sắt xông ra diệt giặc. Roi sắt gãy, Gióng bèn nhổ cả những bụi tre bên đường để quét sạch giặc thù. Khi giặc tan, Gióng một mình một ngựa lên đỉnh núi Sóc Sơn rồi bay thẳng về trời. Nhân dân lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn. Ngày nay vẫn còn lại những dấu.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Nhân vật truyền thuyết thường xuất hiện nhằm thực hiện một nhiệm vụ lớn lao. Nhiệm vụ của Gióng là gì và quan trọng như thế nào?
Sau khi đọc truyện Thánh Gióng, em có suy nghĩ gì về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta?
Em nghĩ thế nào về việc một cậu bé ba tuổi bỗng nhiên trở thành tráng sĩ?
Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác nội dung ở cột B cho phù hợp
A | B |
1. Cây tre Việt Nam | a. Cảnh vượt thác của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn |
2. Cô Tô | b. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và hoạt động của con người trên đảo |
3. Lượm | c. Cây tre – người bạn thân thiết và là biểu tượng của dân tộc |
4. Vượt thác | d. Hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Em đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi |