3. Theo em, để có thể kể lại truyện cổ tích một cách sinh động, hấp dẫn (bằng hình thức viết và nói) thì cần phải chú ý những điều gì?
- Với hình thức viết cần phải chú ý:
+ Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết hoặc nói cần tìm đọc truyện cổ tích.
Trong truyện đó, chi tiết nào gây ấn tượng sâu sắc nhất, có nhân vật đáng nhớ nhất, có cốt truyện thú vị nhất?
+ Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý.
Cần đọc kĩ truyện đã chọn và tìm ý cho truyện như hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, nhân vật, sự việc xảy ra, cảm nghĩ của em về truyện và từ đó có thể sắp xếp các ý đã tìm theo một dàn ý.
+ Bước 3: Khi viết bài, cần đảm bảo thể hiện được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích.
- Đối với hình thức nói, cần lưu ý:
+ Bước 1: Xác định đề tài, người nghe có thể là ai, mục đích, không gian và thời gian nói. Từ đó sẽ định hướng được nội dung bài nói, tăng hiệu quả giao tiếp.
+ Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài nói, có thể sử dụng thêm hình ảnh, tranh vẽ để bài nói được sinh động.
+ Bước 3: Khi kể cần chú ý giọng điệu, phù hợp với nhân vật, sự việc khác nhau. Kết hợp với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để nội dung được hấp dẫn hơn. Chú ý lựa chọn từ ngữ thích hợp với ngôi kể, tránh dùng ngôn ngữ viết.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
4. Truyện cổ tích có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
Hãy tóm tắt cốt truyện và nêu chủ đề của các truyện đã đọc vào bảng theo mẫu sau:
Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác nội dung ở cột B cho phù hợp
A | B |
1. Cây tre Việt Nam | a. Cảnh vượt thác của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn |
2. Cô Tô | b. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và hoạt động của con người trên đảo |
3. Lượm | c. Cây tre – người bạn thân thiết và là biểu tượng của dân tộc |
4. Vượt thác | d. Hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Em đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi |