Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:
a. Truyện có những nhân vật nào?
b. Nhân vật nào là nhân vật chính?
e. Tìm trong đoạn sau những chi tiết miêu tả ý nghĩ, cảm nhận của nhân vật “tôi”:
Trong một phút, không khí chung quanh tôi như đông cứng lại, mọi âm thanh xôn xao vọng vào từ ngoài sân đột ngột tắt ngấm trong tai tôi.
Tất cả những gì tôi nghe thấy trong lúc đó là tiếng trái tim tôi đang nện thình thịch trong lồng ngực, không, không phải lồng ngực, nó đang đập binh binh ở chỗ nào khác, thấp hơn, có thể trái tim tôi vừa rơi xuống một chỗ nào đó gần dạ dày.
Tay chân tôi tê liệt có đến một lúc. Đến khi cử động được, điều duy nhất tôi có thể làm là vùng chạy ra khỏi nhà con Xi. Chạy tuốt ra đường. Xa thật xa.
Tôi cảm thấy xấu hổ, cứ như thể tôi vừa bị bắt quả tang thò tay vào ngăn kéo, mặc dù tôi biết ba con Xin không trách cứ gì tôi. Thậm chí ông cố tình đổi ngăn kéo đựng táo xuống phía dưới và ghi rõ chữ “TÁO” bên ngoài để tôi có thể dễ dàng lấy trộm.
d. Những chi tiết đó góp phần thể hiện nét tính cách gì của nhân vật?
đ. Hành động viết chữ “TÁO” lên ô thuốc và để xuống vị trí thấp hơn chỗ cũ thể hiện phẩm chất gì của ông Xung?
e. văn bản viết về đề tài gì?
g. Nêu chủ đề của truyện.
a. Truyện có những nhân vật như: “tôi”, Xin, ông Xung.
b. Nhân vật chính là nhân vật “tôi”, vì các sự việc trong truyện đều xoay quanh nhân vật “tôi”.
c. Em thực hiện câu này bằng cách liệt kê vào bảng sau:
Một số chi tiết miêu tả ý nghĩ và hành động của nhân vật “tôi”
Ý nghĩ |
Hành động |
Tiếng trái tim tôi đang nện thình thịch trong lồng ngực. |
Vùng chạy ra khỏi nhà con Xin. |
… |
… |
d. Những chi tiết này cho thấy nhân vật “tôi” có nét tính cách của trẻ con: ngây thơ, hồn nhiên.
đ. Câu hỏi này có thể có những câu trả lời khác nhau về phẩm chất của ông Xung:
- Thể hiện lòng nhân hậu, thương người của ông Xung.
- Thể hiện sự thấu hiểu tâm lí nhân vật “tôi” của ông Xung nên có cách giáo dục nhân vật “tôi” nhận ra lỗi lầm một cách tế nhị.
- Thể hiện niềm tin của ông Xung vào bản chất lương thiện của nhân vật “tôi”.
e. Trước hết, em hãy nhớ lại khái niệm đề tài đã được học trong bài 2 SGK Ngữ văn 6, tập một (mục Tri thức đọc hiểu), sau đó đọc kĩ văn bản để xác định đề tài.
Chủ đề của văn bản này là cách giáo dục trẻ em khi trẻ phạm lỗi lầm.
g. Thao tác cũng tương tự câu trên. Việc nhớ lại khái niệm chủ đề sẽ giúp em xác định được chủ đề của văn bản. Chủ đề là vấn đề chính mà văn bản nêu lên qua một hiện tượng đời sống.
Chủ đề văn bản Ăn trộm táo: qua câu chuyện này tác giả nói về cách giáo dục trẻ em tế nhị của người lớn đã góp phần khơi dậy lòng hướng thiện của đứa trẻ.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Nối tên tác phẩm ở cột A với tên tác nội dung ở cột B cho phù hợp
A | B |
1. Cây tre Việt Nam | a. Cảnh vượt thác của con thuyền do Dượng Hương Thư chỉ huy trên sông Thu Bồn |
2. Cô Tô | b. Cảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong sáng và hoạt động của con người trên đảo |
3. Lượm | c. Cây tre – người bạn thân thiết và là biểu tượng của dân tộc |
4. Vượt thác | d. Hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Em đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi |