Đáp án: D
Giải thích: Giao lưu thương mại đã thúc đẩy giao lưu văn hóa, tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đầu công nguyên đến thế kỉ X (SGK – trang 67).
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Em hãy quan sát lược đồ 13.4 trang 68 trong SGK để trả lời những câu bên dưới.
Yêu cầu số 1: Giả sử vào thế kỉ VI, một nhà buôn Trung Quốc có nhu cầu thu gom sản vật ở Đông Nam Á, rồi đem qua Ấn Độ đổi lấy hàng hoá. Thuyền của ông ta sẽ đi qua những vùng biển nào? Thuyền có thể dừng ở đâu để tiếp nước ngọt, đồ ăn hay trao đổi hàng hoá lấy sản vật của cư dân bản địa?
Yêu cầu số 2: Giả sử vào thế kỉ IX, một nhà buôn khác cũng có nhu cầu đi từ Trung Quốc qua Ấn Độ, hành trình của ông ta có gì thay đổi?
Đông Nam Á ngày nay đang là một điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế. Các công ty du lịch cần mua một bộ hồ sơ về hai điểm đến du lịch văn hoá của khu vực Đông Nam Á có những công trình kiến trúc cổ nhất còn lại đến ngày nay. Em hãy xây dựng bộ hồ sơ về hai công trình kiến trúc đó theo những gợi ý sau:
Thông tin về điểm đến.
- Địa điểm ( Thành phố/ tỉnh/ bang; quốc gia):
- Thời gian xây dựng:
- Mục đích xây dựng:
- Câu chuyện lịch sử:
- Lưu ý khi tham quan:
- Lí do lựa chọn điểm đến:
Em hãy chọn Đúng hoặc Sai cho những câu bên dưới.
Ghi Ð vào trước câu đúng, S trước câu sai.
( ) Giao lưu thương mại với thuyền buôn đến từ Ấn Độ, Trung Hoa đã dẫn đến sự hình thành các thương cảng ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên.
( ) Sự giàu có về sản vật nên đã dẫn đến sự ra đời những thương cảng như Óc Eo, Trà Kiệu, Pa-lem-bang.
( ) Sự giàu có về sản vật đã thu hút các thuyền buôn ngoài khu vực đến Đông Nam Á từ đầu Công nguyên.
I. Tác động của quá trình giao lưu thương mại
- Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, tuyến đường thương mại quan trọng trên vùng biển Đông Nam được hình thành.
- Đông Nam Á không chỉ là nơi cung cấp nước ngọt, lương thực mà còn là nơi trao dổi những sản vật có giá trị như hồ tiêu, đậu khấu, ngọc trai, san hô,…
- Nhiều nơi ở khu vực Đông Nam Á trở thành trung tâm buôn bán và trao đổi sản vật, hàng hóa nổi tiếng như Óc Eo, Trà Kiệu, Pa-lem-bang,…
- Giao lưu thương mại đã thúc đẩy giao lưu văn hóa, tác động trực tiếp đến sự ra đời và phát triển các vương quốc cổ Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.
II. Tác động của quá trình giao lưu văn hóa
- Tôn giáo: Hin-đu giáo và Phật giáo du nhập vào Đông Nam Á và nhanh chóng hòa quyện với tín ngưỡng bản địa.
- Chữ viết:
+ Chữ Phạn trở thành văn tự chính của nhiều vương quốc Đông Nam Á.
+ Các tộc người ở Đông Nam Á đã dần cải biến chữ Phạn thành chữ viết riêng.
- Kiến trúc – điêu khắc:
+ Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Phật giáo và Hin-đu giáo.
+ Các công trình tiêu biểu: Khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam) và quần thể Bô-rô-đu-bua (In-đô-nê-xi-a)...