Em hiểu thế nào về câu thơ: “Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất”? (Tiếng Việt, Lưu Quang Vũ). Theo em, yếu tố nào là quan trọng nhất giúp “Ta vẫn là ta” sau hơn mười thế kỉ mất nước?
- Câu thơ “Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất” cho thấy: giữ được tiếng nói – hồn cốt của một dân tộc là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Việt Nam là trường hợp hiếm hoi trong lịch sử thế giới dù mất nước từ rất sớm và kéo dài hơn 10 thế kỉ nhưng chúng ta vẫn giành lại được độc lập.
- Theo em, tinh thần yêu nước, đoàn kết; ý chí bất khuất của nhân dân và sức sống bền bỉ của nền văn hóa bản địa là những yếu tố quan trọng nhất giúp người Việt không bị đồng hoá, “ta vẫn là ta” và vẫn luôn nuôi dưỡng ý chí giành lại độc lập sau hàng nghìn năm bị đô hộ.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Chọn những từ cho sẵn để điền vào chỗ trống trong đoạn văn bên dưới.
nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình |
Sáng tạo |
Hán – Việt |
Tiếng Việt |
Thờ cúng tổ tiên |
Chủ động |
Làng Việt |
Thời Bắc thuộc, người Việt vừa bảo tốn văn hoá truyền thống vừa …...... tiếp thu có chọn lọc và......................... những giá trị văn hoá bên ngoài để phát triển nền văn hoá dân tộc. Người Việt chủ động tiếp thu chữ Hán nhưng vẫn sử dụng........................, dùng âm Việt để đọc chữ Hán, tạo cơ sở hình thành vốn từ........................... ngày càng phong phú và đặc sắc. Những tín ngưỡng truyền thống như............... thờ các vị thần tự nhiên,......................tiếp tục được duy trì. Ẩn mình sau những luỹ tre,............................là thành trì kiên cố bảo tồn phong tục, tập quán Việt như tục nhuộm răng, ăn trầu, xăm mình.
Đánh dấu (X) vào cột B những đáp án đúng với nguyên nhân các triều đại phong kiến phương Bắc không thực hiện được mục đích đồng hoá nhân dân ta trong thời Bắc thuộc.
A |
B |
a. Tinh thần đấu tranh bền bỉ, bất khuất của nhân dân ta. |
|
b. Phong kiến phương Bắc không khống chế được làng xã Việt, văn hoá truyền thống của người Việt vẫn được bảo tồn. |
|
c. Nhân dân vừa bảo tồn văn hoá truyền thống vừa tiếp thu có chọn lọc các yếu tố văn hoá bên ngoài. |
|
d. Nhân dân ta không chấp nhận chính sách đồng hoá của phong kiến phương Bắc. |
|
e. Một số yếu tố văn hoá phương Bắc du nhập sang đã bị nhân dân ta “Việt hoá”. |
|
I. Đấu tranh bảo tồn văn hóa dân tộc
- Người Việt vẫn nghe - nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ
- Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên,.... tiếp tục được duy trì.
- Bảo tồn phong tục tập quán Việt như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giầy,...
Tục ăn trầu và sử dụng trầu cau trong các dịp lễ quan trọng vẫn được người Việt duy trì
II. Tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc, phát triển văn hóa Việt
- Phật giáo, Đạo giáo dụ nhập vào nước ta, hòa quyện cùng với tín ngưỡng dân gian
- Tiếp thu chữ Hán nhưng sử dụng tiếng Việt dùng âm Việt để đọc chữ Hán.
- Tiếp thu kĩ thuật tiến bộ của Trung Quốc: làm giấy, dệt lụa, kĩ thuật bón phân bắc trong trọt trọt…