Dựa vào Tài liệu giáo dục địa phương để tìm hiểu một số nét văn hoá của địa phương:
- Mô tả khái quát một số đặc điểm văn hoá: ẩm thực, trang phục, nhà ở, phong tục tập quán, lễ hội.
- Tìm hiểu một món ăn (tên, nguyên liệu, quy trình chế biến, cảm nhận); lễ hội (tên, thời gian, địa điểm, các hoạt động chính, ý nghĩa và chia sẻ cảm nhận),...
Địa phương: Hà Nội
* Yêu cầu số 1: Khái quát một số đặc điểm văn hoá:
- Ẩm thực:
+ Phong phú, đa dạng, mang nhiều nét tinh tế và đặc trưng riêng.
+ Nhiều món ăn nổi tiếng, như: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,...
- Nhà ở:
+ Nhà ở truyền thống được đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch, mái lợp lá hoặc ngói. Nhà thường có ba gian: gian chính là nơi thờ cúng và tiếp khách; hai gian bên gọi là buồng, dùng làm phòng ngủ hoặc chứa thóc, gạo, đồ dùng....
+ Hiện nay, nhà ở của người dân có sự thay đổi theo hướng hiện đại và tiện nghi hơn.
- Lễ hội: có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì),...
* Yêu cầu số 2:
- Tìm hiểu về 1 món ăn (món: phở)
+ Thành phần chính của phở là: bánh phở (làm từ bột gạo), nước dùng (ninh từ xương bò cùng các loại thảo mộc) và thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng.
+ Khi ăn phở, thực khách có thể ăn kèm các gia vị như: hạt tiêu, chanh, ớt, hành lá, rau thơm,…
- Tìm hiểu về một lễ hội (lễ hội chùa Hương):
+ Lễ hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
+ Lễ hội bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch hằng năm.
+ Mở đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,... Bên cạnh phần lễ, phần hội ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân tộc độc đáo như hát chèo, hát văn,...
+ Lễ hội Chùa Hương là hoạt động mang đậm nét văn hoá của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Viết một đoạn văn mô tả về một phong tục, tập quán hoặc lễ hội ở địa phương em.
Dựa vào Tài liệu giáo dục địa phương để kể lại câu chuyện về một trong những để kể lại câu chuyện danh nhân của địa phương:
- Nêu tên danh nhân, quá trình hoạt động của danh nhân gắn với những câu chuyện nào (nội dung, ý nghĩa của câu chuyện).
- Nêu cảm nhận về danh nhân.
Hãy sưu tầm một số hình ảnh về một lễ hội ở địa phương em để giới thiệu cho thầy, cô giáo và các bạn cùng xem.
Hãy kể tên một số món ăn đặc trưng ở địa phương em đang sinh sống.