Chỉ ra đặc điểm thi luật (bố cục, niêm, luật bằng trắc, vần, nhịp, đối) của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện trong bài thơ “Thu điếu”.
- Bố cục: 2 phần
+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ.
+ Phần 2 (2 câu thơ cuối): Hình ảnh, tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- Về niêm: Chữ thứ 2 của câu 2 và 3 (chiếc – biếc), câu 4 và câu 5 (vàng – mây), câu 6 và 7 (trúc – gối), câu 1 và câu 8 (thu – đâu) cùng thanh.
- Về luật bằng trắc: Bài thơ luật bằng. (Do chữ thứ 2 của câu thứ nhất “thu” thanh bằng).
- Vần và nhịp: Bài thơ gieo vần “eo” ở các chữ cuối của các câu 1,2,4,6,8 (veo – teo – vèo – teo – bèo). Chủ yếu ngắt nhịp 4/3,…
- Về đối: Đối ở 2 câu thực (câu 3,4) và 2 câu luận (câu 5,6)
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Phân tích các từ ngữ miêu tả màu sắc, âm thanh, chuyển động,… của các sự vật; từ đó hãy khái quát những nét đẹp điển hình của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ được tái hiện trong bài thơ.
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ “Thu điếu”.
Giải thích ý nghĩa của nhan đề bài thơ. Chỉ ra mối liên hệ giữa nhan đề và hai câu đề.
Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề ấy giúp em hiểu thêm điều gì về tâm hồn tác giả?
Bức tranh thiên nhiên mùa thu được tái hiện ở những khoảng không gian nào? Nhận xét về trình tự miêu tả những khoảng không gian đó.
Em yêu thích mùa nào trong năm? Liệt kê một số từ ngữ em muốn dùng để miêu tả vẻ đẹp của mùa đó.
Ở hai câu kết, hình ảnh con người hiện lên trong tư thế, trạng thái như thế nào? Qua đó, em cảm nhận được nỗi niềm tâm sự gì của tác giả?