Quan sát hình 11.2 và dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày khái niệm: nội thủy lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo luật biển năm 2012
- Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.
- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
- Thềm lục địa Việt Nam là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Tìm hiểu về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên của một trong các khu vực biển và hải đảo sau: vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
Dựa vào thông tin mục 3, hình 11.5 và kiến thức đã học, em hãy trình bày đặc điểm địa hình, khí hậu và hải văn ở vùng biển đảo nước ta.
Việt Nam là quốc gia biển, từ bao đời cuộc sống của dân tộc Việt Nam đã gắn bó với biển. Em hãy nêu một số hiểu biết của mình về vùng biển Việt Nam.
Dựa vào hình 11.5, hãy cho biết sự khác nhau về hướng chảy của dòng biển mùa đông và dòng biển mùa hạ trên biển đông.
Quan sát các hình 11.3, 11.4 và bảng 11.1, 11.2, hãy xác định:
- Các mốc để xác định đường cơ sở chiều rộng của lãnh hải của lục địa nước ta.
- Các mốc đường phân định lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh Bắc Bộ.
Xác định trên hình 11.1 phạm vi của biển Đông, các nước chung với biển Đông.