Chủ nhật, 24/11/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

18/07/2024 113

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Bạo lực gia đình chỉ gây nên đau đớn về thể xác cho nạn nhân.

b) Bạo lực gia đình gây nên những tổn hại về kinh tế cho gia đình và xã hội.

c) Người gây ra hành vi bạo lực gia đình chỉ bị xã hội lên án chứ không bị pháp luật trừng phạt.

d) Kích động người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình là vi phạm pháp luật.

e) Nạn nhân bị bạo lực gia đình có quyền im lặng khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu nói ra sự thật.

g) Cần lên án, tố cáo hành vi bạo lực gia đình dù mình không liên quan tới nạn nhân.

 Xem lời giải

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

- Ý kiến a) Không đồng tình. Vì: bạo lực gia đình gây nên những thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong; làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực;...

- Ý kiến b) Đồng tình. Vì: bên cạnh những tác hại đối với cá nhân; bạo lực gia đình còn gây những ảnh hưởng xấu đến gia đình và xã hội. Ví dụ: làm thiệt hại kinh tế và rạn nứt hạnh phúc gia đình; gây mất trật tự an toàn xã hội,…

- Ý kiến c) Không đồng tình. Vì: người gây bạo lực gia đình sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật (mức phạt tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm).

- Ý kiến d) Đồng ý. Vì: khoản 2 Điều 8 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 đã nghiêm cấm hành vi: cưỡng bức, kích động, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện hành vi bạo lực gia đình.

- Ý kiến e) Không đồng tình. Vì: khi cơ quan thẩm quyền tiến hành điều tra, nạn nhân bị bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin.

- Ý kiến g) Đồng tình. Vì: bạo lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng đến cá nhân, gia đình và xã hội. Đấu tranh phòng, chống bạo lực gia đình là trách nhiệm của mọi công dân.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết

ĐĂNG KÝ VIP

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Em sẽ làm gì nếu ở trong những tình huống dưới đây?

a) Đang học ở trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, chị H bị bố mẹ ép nghỉ học để lấy chồng.

b) Nhiều lần chứng kiến chú hàng xóm đánh con nhỏ, bạn B rất thương em bé nhưng chưa biết làm thế nào để giúp em.

c) Bố mẹ li hôn. Bạn C sống cùng với bố và mẹ kế. Trước mặt bố, mẹ kế luôn ngọt ngào, nhưng khi bố vừa đi khỏi nhà, bạn đã bị mắng chửi, thậm chí bị đánh đập.

d) Bạn T ở cùng với bác họ. Hằng ngày, bác bắt bạn phải thức khuya dậy sớm, lao động nặng nhọc. Vì vậy, đã 14 tuổi mà T còi cọc chỉ như đứa trẻ lên mười.

Xem đáp án » 24/04/2023 198

Câu 2:

a) Các bạn trong những trường hợp trên đã làm gì để phòng tránh bạo lực gia đình?

b) Theo em, còn có cách nào khác để phòng tránh bạo lực gia đình?

a) Các bạn trong những trường hợp trên đã làm gì để phòng tránh bạo lực gia đình? b) Theo em, còn có cách nào khác để phòng tránh bạo lực gia đình?   (ảnh 1)

Xem đáp án » 24/04/2023 137

Câu 3:

a) Em hãy nêu những hình thức bạo lực gia đình trong các trường hợp trên. Hãy kể thêm những hình thức bạo lực gia đình khác mà em biết.

b) Bạo lực gia đình gây ra tác hại gì cho cá nhân, gia đình và xã hội?

a) Em hãy nêu những hình thức bạo lực gia đình trong các trường hợp trên. Hãy kể thêm những hình thức bạo lực gia đình khác mà em biết. b) Bạo lực gia đình gây ra tác hại gì cho cá nhân, gia đình và xã hội?   (ảnh 1)

Xem đáp án » 24/04/2023 129

Câu 4:

Em hãy xếp các hành vi bạo lực gia đình dưới đây vào hình thức tương ứng:

a) Mỗi khi làm gì sai, bạn Y lại bị bố đánh.

b) Chị X ngăn cản chồng cũ không được đến thăm con.

c) Đặt kì vọng quá lớn vào con trai, bố mẹ bạn C bắt con học quá nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi, khiến bạn bị trầm cảm.

d) Mặc dù mới 14 tuổi, bạn Q đã bị bố mẹ bắt làm nhiều việc nặng nhọc, quá sức.

e) Mỗi lần tức giận, ông M lại đập phá đồ đạc trong nhà.

Em hãy xếp các hành vi bạo lực gia đình dưới đây vào hình thức tương ứng: a) Mỗi khi làm gì sai, bạn Y lại bị bố đánh. b) Chị X ngăn cản chồng cũ không được đến thăm con. c) Đặt kì vọng quá lớn vào con trai, bố mẹ bạn C bắt con học quá nhiều, không có thời gian nghỉ ngơi, khiến bạn bị trầm cảm. d) Mặc dù mới 14 tuổi, bạn Q đã bị bố mẹ bắt làm nhiều việc nặng nhọc, quá sức. e) Mỗi lần tức giận, ông M lại đập phá đồ đạc trong nhà.   (ảnh 1)

Xem đáp án » 24/04/2023 127

Câu 5:

Em đồng tình hay không đồng tình với cách xử lí nào dưới đây? Vì sao?

a) Biết bố đang rất tức giận, bạn X vội vàng chạy sang nhà hàng xóm để đợi bố bình tĩnh trở lại.

b) Thường xuyên bị chồng hành hạ nhưng chị H vẫn nín nhịn vì sợ người ngoài chê cười.

c) Bạn Q ghi lại số điện thoại của ông bà, thầy giáo chủ nhiệm để gọi điện nhờ sự trợ giúp nếu bị bạo hành gia đình.

d) Chị T bị chồng coi thường vì không có việc làm và thu nhập ổn định nên chị đã cố gắng tự học và xin được việc làm ở một công ty.

Xem đáp án » 24/04/2023 122

Câu 6:

a) Các bạn trong những bức tranh trên đã làm gì khi xảy ra bạo lực gia đình?

b) Theo em, còn có cách xử lí nào khác khi xảy ra bạo lực gia đình?

a) Các bạn trong những bức tranh trên đã làm gì khi xảy ra bạo lực gia đình? b) Theo em, còn có cách xử lí nào khác khi xảy ra bạo lực gia đình?   (ảnh 1)

Xem đáp án » 24/04/2023 115

Câu 7:

Em hãy cùng các bạn trong nhóm  xây dựng và biểu diễn một tiểu phẩm về chủ đề "Phòng, chống bạo lực gia đình".

Xem đáp án » 24/04/2023 113

Câu 8:

Hãy kể về một hành vi bạo lực gia đình mà em biết. Em có ý kiến gì về hành vi đó?

Xem đáp án » 24/04/2023 110

Câu 9:

a) Nêu cách xử lí sau khi xảy ra bạo lực gia đình ở các trường hợp trên.

b) Theo em, còn có cách xử lí nào khác sau khi xảy ra bạo lực gia đình?

a) Nêu cách xử lí sau khi xảy ra bạo lực gia đình ở các trường hợp trên. b) Theo em, còn có cách xử lí nào khác sau khi xảy ra bạo lực gia đình?   (ảnh 1)

Xem đáp án » 24/04/2023 103

Câu 10:

Thiết kế một áp phích với nội dung “Nói không với bạo lực gia đình”.

Xem đáp án » 24/04/2023 86

Câu 11:

Qua các trường hợp ở mục 1, em hãy cho biết ai vi phạm, ai là nạn nhân của hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Xem đáp án » 24/04/2023 83