Em hãy bày tỏ quan điểm đối với những ý kiến sau:
a) Tiếp thu văn hóa của dân tộc khác sẽ làm mất đi giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc mình.
b) Mọi dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng.
c) Không có nền văn hóa lớn và nền văn hóa nhỏ, chỉ có các nền văn hóa khác nhau.
d) Đoàn kết, tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc là một trong những việc làm để chống lại phân biệt chủng tộc.
e) Sử dụng pha trộn nhiều ngôn ngữ khi giao tiếp là thể hiện sự sành điệu, thức thời.
- Ý kiến a) Không đồng tình. Vì: mỗi dân tộc đều có những cái hay, cái đẹp để chúng ta học hỏi. Việc học hỏi, tiếp thu có chọn lọc nét đẹp văn hóa của các dân tộc khác sẽ giúp chúng ta bổ sung, phát triển và làm phong phú thêm văn hóa của dân tộc mình.
- Ý kiến b) Đồng tình. Vì: các dân tộc trên thế giới tuy có sự khác biệt nhất định về: màu da, ngoại hình, văn hóa,… song đều bình đẳng với nhau.
- Ý kiến c) Đồng tình. Vì: ở một vùng nói riêng và trên thế giới nói chung, có sự cùng tồn tại của nhiều nền văn hóa, dạng thức văn hóa và cách biểu đạt văn hóa,… Mỗi nền văn hóa ấy lại có những nét đặc trưng, nét đẹp riêng đáng để chúng ta tiếp thu, học hỏi.
- Ý kiến d) Đồng tình. Một trong những việc làm để chống lại phân biệt chủng tộc chính là: sự đoàn kết, tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc,… Ngoài ra, chúng ta cũng cần tinh thần dũng cảm, sự bao dung và lòng yêu thương con người,…
- Ý kiến e) Không đồng tình. Vì: việc sử dụng pha trộn, lạm dụng nhiều ngôn ngữ khi giao tiếp sẽ làm mất đi nét đẹp, sự trong sáng của ngôn ngữ; đồng thời, cũng thể hiện thái độ thiếu tôn trọng đối với ngôn ngữ bản địa.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi
Tình huống 1. Bạn K và bạn N cùng đi xem văn nghệ ở trường. Khi đến tiết mục văn nghệ của lớp 8B, một bạn người Lào biểu diễn tiết mục hát múa truyền thống của đất nước mình. Bạn K tập trung lắng nghe nhưng bạn N lại cười đùa với một số bạn khác. Không những thế, bạn N còn hỏi bạn K “Bạn có hiểu gì không mà nghe chăm chú thế?”. Bạn K đáp: “Đó là tiết mục truyền thống của đất nước bạn, mình nên có thái độ tôn trọng”,
Em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của bạn N và bạn K trong tình huống trên?
Dựa vào thông tin sau, em hãy thuyết trình trước lớp về ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới
Thông tin. Giao lưu, hợp tác văn hóa với các nước để học hỏi, tiếp nhận, làm giàu văn hóa dân tộc trên tinh thần “Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại phù hợp với thực tiễn Việt Nam”.
Em hãy lựa chọn nét đặc sắc về văn hóa của một dân tộc trên thế giới và chia sẻ với bạn.
Em hãy kể tên các quốc gia gắn liền với biểu tượng văn hoá, du lịch trong các hình ảnh dưới đây và chia sẻ hiểu biết về các biểu tượng đó.
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi
Tình huống 1. Anh B là du học sinh tại nước X. Học xong, anh B quyết định ở lại quốc gia đã học và làm việc. Sau khi nộp hồ sơ ứng tuyển vào Công ti A, mặc dù đáp ứng đầy đủ các tiêu chí tuyển dụng nhưng anh B vẫn bị từ chối. Anh B liên hệ với Công tỉ A để thắc mắc thì được trả lời rằng: "Công ti không nhận người châu Á". Anh B cảm thấy thất vọng nhưng chưa biết nên giải quyết như thế nào.
- Em có nhận xét gì về quyết định từ chối nhận người của Công ti A?
- Nếu là anh B, em sẽ xử lí như thế nào?
Tình huống 2. Đoàn làm phim đến gần Trường Trung học cơ sở A để quay hình cho bộ phim truyền hình sắp ra mắt. Trong đoàn làm phim, có một diễn viên người da màu. Khi diễn viên đang thực hiện vai diễn của mình thì có một nhóm học sinh tò mò đến xem. Trong lúc xem, bạn T vừa cười, vừa chỉ tay nói rằng: “Diễn viên gì mà da đen quá, nhìn là không muốn xem phim này rồi”.
Theo em, lời nói và hành vi của bạn T có phù hợp hay không? Vì sao?
Em hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu
Thông tin. Trích Tuyên ngôn thế giới về đa dạng văn hóa năm 2001
Điều 1. Đa dạng văn hoá: tài sản chung của nhân loại Văn hóa tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau theo thời gian và không gian. Sự đa dạng này tồn tại ở những nét riêng và điểm chung trong bản sắc của các nhóm người, các xã hội hình thành nên cộng đồng nhân loại. Là khởi nguồn cho giao lưu, đổi mới và sáng tạo, đa dạng văn hóa cũng cần thiết đối với nhân loại như đa dạng sinh học đối với tự nhiên. Với ý nghĩa này, đa dạng văn hóa chính là tài sản chung của nhân loại và nó cần được công nhận, khẳng định vì quyền lợi của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Yêu cầu: Em hãy chỉ ra ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
Tình huống 2. Khi tìm hiểu về ẩm thực của các nước trên thế giới, bạn H cùng các bạn đọc và xem nhiều đoạn phim ngắn về cách ăn uống của các nước. Bạn M bỗng dưng cười to và có thái độ khá tiêu cực khi xem đến đoạn ăn bốc bằng tay của một số quốc gia. Bạn M bảo: “Ăn như thế này mất vệ sinh và kém văn minh quá”. Cả lớp đều quay lại nhìn bạn M.
- Em có đồng tình với hành động của bạn M không? Vì sao?
- Nếu là bạn của M, em sẽ khuyên bạn M như thế nào?
Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi
Thông tin 1. Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về loại trừ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc ngày 20/10/1963 (theo Nghị quyết số 1940 (XVIII) của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc) đã long trọng khẳng định sự cần thiết phải xoá bỏ nhanh chóng nạn phân biệt chủng tộc trên toàn thế giới, dưới mọi hình thức và mọi biểu hiện của nó và về sự cần thiết phải bảo đảm sự hiểu biết và tôn trọng nhân phẩm con người.
Sự phân biệt giữa người với người dựa trên cơ sở sắc tộc, màu da và nguồn gốc dân tộc là trở ngại cho các quan hệ hữu nghị và hoà bình giữa các quốc gia, là yếu tố phá hoại hoà bình và an ninh giữa các dân tộc, cũng như phá hoại sự hoà hợp giữa những người đang chung sống trên và thuộc cùng một quốc gia.
Thông tin 2. Vào ngày 16/11/1995, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO) đã thông qua ngày Quốc tế Khoan dung và chọn ngày 16/11 hằng năm để kỉ niệm. Đại diện của 185 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã kí vào bản Tuyên bố, đưa ra tại Hội nghị toàn thể lần thứ 28 của UNESCO, theo đó cam kết: “Tôn trọng, chấp nhận và hiểu đúng sự đa dạng, phong phú các nền văn hóa của thế giới, những hình thức tự biểu hiện và những khả năng thể hiện cá tính của con người”. Các quốc gia cũng công nhận một thực tế là con người khác nhau về hình dáng bên ngoài, địa vị, lời nói, cách ứng xử và các giá trị, song, đều có quyền được sống trong hoà bình và duy trì cá tính của riêng mình.
Câu hỏi:
- Công ước Quốc tế về xoá bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc của Liên Hợp Quốc ra đời nhằm mục đích gì?
- Ngày Quốc tế Khoan dung ra đời nhằm mục đích gì?
- Sự đa dạng của các dân tộc trên thế giới được thể hiện như thế nào trong thông tin trên?
Em hãy quan sát các hình ảnh và đọc thông tin sau để thực hiện yêu cầu
- Em hãy nêu những nét đặc sắc của các dân tộc trong các hình ảnh, thông tin trên.
- Em hãy nêu thêm một số biểu hiện khác về sự đa dạng của các nền văn hóa trên thế giới mà em biết.
Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu
Trường hợp. Bạn Y và bạn K rất yêu thích việc khám phá những nét đặc sắc của các nước trên thế giới nên thường rủ nhau xem những đoạn phim về chủ đề này. Có lần, hai bạn rủ nhau xem phim và nhận ra sự khác biệt khá lớn về hình dáng bên ngoài như màu da, màu mắt, kiểu tóc,... giữa các chủng người. Khi tìm hiểu về các nền văn hoá, cả hai rất ngạc nhiên khi phát hiện ra nhiều điều thú vị. Mỗi nền văn hóa đều gắn với những phong tục, tập quán,... khác nhau. Có khi, cùng một hành động, cử chỉ nhưng giữa các nền văn hóa này lại có ý nghĩa khác nhau. Càng tìm hiểu, bạn Y và bạn K càng say mê. Bạn Y nói với bạn K: "Mình ước mơ sau này sẽ được đi vòng quanh thế giới để trải nghiệm thật nhiều nền văn hoá".
- Em hãy nhận xét về việc làm của hai bạn trong trường hợp trên.
- Em hãy phân tích biểu hiện của đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
Em hãy làm việc nhóm để xây dựng một tiểu phẩm và sắm vai trước lớp nhằm phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc, văn hoá.