a) Em hãy cho biết các nhân vật bị bạo lực gia đình trong từng trường hợp trên đã làm gì để ứng phó với bạo lực gia đình.
b) Người chứng kiến bạo lực gia đình có thể làm gì để ứng phó với bạo lực gia đình.
* Yêu cầu a) Biện pháp ứng phó với bạo lực gia đình của các nhân vật
- Trường hợp 1. Khi nhận diện thấy nguy cơ xảy ra bạo lực gia đình, chị D đã rời đi, tìm cách rời khỏi nhà hoặc tránh mặt chồng để đảm bảo an toàn cho bản thân.
- Trường hợp 2. Khi đối diện với tình huống bạo lực gia đình, bé A đã nhờ sự giúp đơc của những người đáng tin cậy.
- Trường hợp 3. Khi phát hiện tình huống bạo lực gia đình, ông X đã gọi điện đến tổng đài bảo vệ trẻ em để nhờ sự can thiệp, giúp đỡ.
- Trường hợp 4. Khi đối diện với tình huống bạo lực gia đình, bạn B đã đến gặp và xin tư vấn của chuyên gia tâm lí học đường.
* Yêu cầu b) Để ứng phó với bạo lực gia đình, người chứng kiến có thể:
- Ghi lại bằng chứng và trình báo sự việc tới cơ quan chức năng.
- Tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài.
- Phát tình huống khẩn cấm, như: kêu gọi sự giúp đỡ; gọi điện thoại cho đường dây nóng 111, 113 hoặc 115 (khi cần thiết).
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Hãy viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về tác hại của bạo lực gia đình.
Em hãy tranh biện với các bạn để bày tỏ thái độ trước quan niệm: “Chuyện nhà, đóng cửa bảo nhau” khi xảy ra các hành vi bạo lực gia đình.
a) Em hãy cho biết hình thức bạo lực gia đình và tác hại của hành vi bạo lực gia đình trong mỗi trường hợp trên.
b) Theo em, bạo lực gia đình có tác hại như thế nào đối với cá nhân, gia đình và xã hội
Em hãy cùng các bạn nêu những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về sự hòa thuận và hạnh phúc gia đình.
Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền với chủ đề: Phê phán các hành vi bạo lực gia đình.
a) Căn cứ vào thông tin, em hãy chỉ ra các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong hai trường hợp trên.
b) Em hãy nêu một số quy định khác của pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình.
Em hãy chỉ ra hình thức và tác hại của những hành vi bạo lực gia đình dưới đây với cá nhân, gia đình, xã hội.
A. Vì không sinh được con trai nên chị X đã bị chồng và gia đình chồng ghét bỏ, cưỡng ép phải sinh thêm con dù đã có 3 con.
B. Chị H thường xuyên hắt hủi mẹ chồng, khiến bà phải bỏ nhà ra đi.
C. Anh A không cho vợ đi làm và giao lưu với các bạn, hằng tháng, anh chỉ cho vợ một khoản sinh hoạt phí rất nhỏ.
D. Do không đồng ý với quyết định phân chia tài sản của bố mẹ, anh em V xảy ra xích mích, cãi vã, thậm chí xô xát với nhau.
a) Em hãy cho biết các nhân vật ở từng hình ảnh đã làm gì để phòng ngừa bạo lực gia đình.
b) Em hãy kể thêm một số việc làm để phòng ngừa bạo lực gia đình.
Hành vi nào sau đây thể hiện việc thực hiện quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và hành vi nào vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình?
A. Anh Đ báo tin cho Uỷ ban nhân dân xã về việc hàng xóm của mình thường xuyên bạo hành mẹ đẻ.
B. Ông B không chịu trả chi phí khám chữa bệnh cho vợ sau khi đánh vợ ngất xỉu phải nhập viện.
C. Chị T từ chối cung cấp thông tin với cơ quan chức năng về việc chồng chị bạo hành tình dục với mình.
D. Ông bà Đ xúi giục con trai phải kiểm soát thu nhập của con dâu.
Hãy thảo luận và đưa ra cách ứng phó với bạo lực gia đình trong các tình huống sau:
a. Bạn Đ (13 tuổi) bị bố ép buộc làm công việc nặng nhọc để đưa tiền cho bố uống rượu hằng ngày.
b. Sau khi bố mẹ li hôn, A sống với mẹ đẻ và thường xuyên bị mẹ ngăn cấm không cho liên lạc với bố và em gái.