a) Em hãy nhận xét thái độ, hành vi của anh M trong trường hợp trên.
b) Nếu là K trong tình huống trên, em sẽ giải thích như thế nào để em của K hiểu và sử dụng ẩm điện an toàn?
* Yêu cầu a) Anh M đã có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc phòng, chống tai nạn cháy, nổ. Chúng ta cần khuyến khích, cổ vũ và học tập theo hành động của anh M.
* Yêu cầu b) Nếu là K, em sẽ:
- Giải thích cho em trai hiểu: tuy ấm điện có chế độ tự ngắt khi sôi, nhưng vẫn có một số trường hợp rủi ro có thể xảy ra, chẳng hạn như:
+ Tính năng tự ngắt của ấm bị hỏng, không hoạt động.
+ Mực nước ở trong ấm vượt qua ngưỡng cho phép (ngưỡng max), khi đun sôi, nước sẽ trào ra, chảy vào các bộ phận bên trong ấm, gây chập mạch điện.
- Hướng dẫn em trai một số cách sử dụng ấm điện an toàn:
+ Không mở nắp trong khi ấm đang hoạt động.
+ Chỉ sử dụng ấm siêu tốc để đun nước; không sử dụng với mục đích khác (ví dụ: luộc trứng, nấu canh,…)
+ Đổ nước đúng giới hạn cho phép (không thấp quá ngưỡng min và không vượt quá ngưỡng max).
+ Không sử dụng ấm siêu tốc đã bị hỏng chế độ tự động ngắt điện.
+ Rút phích cắm của ấm sau khi đã sử dụng.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Em hãy cho biết những loại vũ khí, chất cháy, chất nổ và hoá chất độc hại trong các hình ảnh dưới đây có thể gây ra những tai nạn nào.
Em hãy chia sẻ những việc làm của bản thân trong phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại theo quy định của pháp luật.
Theo em, hành vi nào sau đây vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại? Vì sao?
A. Chị Y đã đốt phá rừng làm nương rẫy canh tác.
B. Ông T không sử dụng chất nổ trong đánh bắt cá.
C. Bà C ngâm trái cây trong chất bảo quản không rõ nguồn gốc và bán cho khách hàng.
D. Bạn M tham gia hoạt động tuyên truyền về phòng, chống cháy nổ ở địa phương.
a) Em hãy nêu hậu quả của các vụ tai nạn trong những trường hợp trên.
b) Em hãy kể thêm hậu quả của tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại mà em biết.
a) Em hãy xác định các nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn trong từng hình ảnh trên.
b) Em hãy kể thêm các hành động khác có nguy cơ xảy ra tai nạn do vũ khi, cháy, nổ và chất độc hại.
Gia đình H đã nhập một số hoá chất để phục vụ việc sản xuất kinh doanh. Các hoá chất này dễ cháy, nổ có thể gây nguy hiểm cho mọi người. Tuy nhiên, sau khi mua về, mẹ H lại để các hoá chất gần khu vực bếp. Thấy vậy, H đã khuyên mẹ nên đưa các hoá chất ra chỗ khác để tránh nguy cơ cháy nổ.
a) Theo em, việc sắp xếp các hoá chất gần khu vực bếp của mẹ bạn H có thể gây ra những hậu quả gì và có vi phạm quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn cháy, nổ, các chất độc hại không?
b) Em hãy cho biết việc làm của bạn H đã thực hiện trách nhiệm nào của công dân trong phòng ngừa tai nạn cháy, nổ và các chất độc hại theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào thông tin, em hãy nhận xét việc thực hiện những quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại của các chủ thể trong từng trường hợp trên.
Em hãy sưu tầm và kể về một tấm gương dũng cảm trong công tác phòng ngừa cháy nổ. Em học tập được gì từ tấm gương đó?
Em hãy cùng các bạn vẽ tranh tuyên truyền hưởng ứng Ngày toàn dân phòng cháy, chữa cháy (4/10).
Anh A là công nhân làm việc tại tổ cơ khí của Công ty X. Khi tiến hành dùng máy hàn thổi lửa để cắt sắt, do không sử dụng các thiết bị bảo đảm an toàn phòng cháy nên lửa vảy hàn bắn vào các vật dụng dễ cháy và lan nhanh ra cả xưởng thiết bị của công ty.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật về phòng ngừa tai nạn cháy, nổ, em hãy nhận xét hành vi của anh A.
S và K cùng nhau tự chế súng đi săn. Tuy nhiên, do sơ suất, K đã làm nổ súng khiến S bị thương phải đưa đi cấp cứu.
Theo em, hành vi của K và S đã vi phạm quy định nào của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ?