Có quan điểm cho rằng: chủ nghĩa tư bản ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản trước đây. Nêu ý kiến của em về quan điểm này.
♦ Nêu ý kiến: Không đồng tình với quan điểm: chủ nghĩa tư bản ngày nay đã thay đổi về bản chất, không còn là chủ nghĩa tư bản trước đây
♦ Giải thích: Hiện nay, chủ nghĩa tư bản có nhiều thay đổi, điều chỉnh và có sự phát triển vượt bậc, đóng góp to lớn đối với sự phát triển của thế giới. Tuy nhiên, về bản chất, chủ nghĩa tư bản hiện đại vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Sự bất công và chế độ bóc lột của chủ nghĩa tư bản hiện đại được thể hiện ở một số phương diện sau:
- Thứ nhất, theo đuổi lợi nhuận đã, đang và sẽ là mục tiêu cao nhất và cuối cùng của các nhà tư bản (nguồn gốc của lợi nhuận là giá trị thặng dư do người lao động tạo ra trong quá trình sản xuất, vì vậy, bóc lột vẫn là bản chất của chủ nghĩa tư bản hiện đại).
- Thứ hai, chủ nghĩa tư bản hiện đại không xóa bỏ được tình trạng phân hóa giàu nghèo trong xã hội, mà sự phân hóa ấy còn tiếp tục gia tăng, gây nên nhiều bất công.
+ Chênh lệch về thu nhập, mức sống, tài sản giữa người giàu và người nghèo trong thế giới tư bản rất lớn, xu hướng ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Liên hợp quốc, tài sản của 225 người giàu nhất thế giới lớn hơn thu nhập, tài sản của hơn 2,5 tỷ người nghèo trên thế giới. Hay ở Mỹ: chỉ 1% dân số giàu có nhưng lại sở hữu khối lượng tài sản bằng số tài sản của 99% số dân còn lại.
+ Hiện nay, ở nhiều nước, một bộ phận công nhân có cổ phiếu, cổ phần ở các công ty, tập đoàn tư bản (còn gọi là bộ phận: “công nhân quý tộc”). Tuy nhiên, số lượng những “công nhân quý tộc” này thường ít và phân tán; số lượng cổ phiếu mà họ sở hữu cũng rất nhỏ. Vì vậy, trên thực tế, người lao động vẫn không có tiếng nói gì ảnh hưởng tới phương hướng hoạt động của các công ty, tập đoàn tư bản.
+ Bên cạnh đó, ở các bước tư bản, tuy đã hình thành một bộ phận “công nhân cổ trắng” (là những người làm công việc lao động trí óc, có trình độ chuyên môn cao), nhưng đó chỉ là một bộ phận nhỏ; đại đa số người lao động trong xã hội vẫn là những người có mức sống thấp, nghèo khổ.
- Thứ ba, các cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra, do: những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc.
- Thứ tư, trong chủ nghĩa tư bản hiện đại, những mâu thuẫn gắn liền với bản chất của chủ nghĩa tư bản vẫn hiện diện, dù có những hình thức biểu hiện mới. Đó là mâu thuẫn giữa tư bản và lao động làm thuê, giữa tư bản với tư bản, giữa các cường quốc tư bản với các nước nghèo, kém phát triển, đang phát triển.
(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân; bài làm trên mang tính tham khảo.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet về phong trào “chiếm lấy phố Uôn” và giải thích vì sao phong trào này chỉ sau một thời gian ngắn đã lan sang các bang ở Mỹ và hàng trăm thành phố ở nhiều nước tư bản trên thế giới.
Lập bảng tóm tắt những nét chính về sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Em có nhận xét gì về tốc độ mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
Trình bày sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang độc quyền.
Trình bày quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản.
Trình bày sự mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
Từ nhận định trên của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, hãy chia sẻ những hiểu biết của em về sự xác lập, mở rộng và phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Khai thác hình 7 và thông tin trong mục, cho biết quyền lực của các tổ chức độc quyền được thể hiện như thế nào?