Lập bảng so sánh nguyên nhân, hậu quả, tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai.
|
Chiến tranh thế giới thứ nhất |
Chiến tranh thế giới thứ hai |
|
Nguyên nhân |
Giống nhau |
- Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa, khiến cho so sánh lực lượng giữa các nước có sự thay đổi căn bản. - Mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa. |
|
Khác nhau |
- Mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa đã dẫn đến sự hình thành của hai phe đế quốc đối lập nhau: phe Liên minh và phe Hiệp ước. |
- Tác động từ khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933. - Chính sách thỏa hiệp, nhượng bộ của các nước đế quốc với lực lượng phát xít. |
|
Hậu quả |
Giống nhau |
- Để lại cho nhân loại những hậu quả nặng nề. |
|
Khác nhau |
- Lôi cuốn 38 quốc gia vào vòng chiến. - Huy động số quân tham chiến khoảng 74 triệu người. - Khiến 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương. - Thiệt hại về vật chất khoảng 338 tỉ USD. |
- Lôi cuốn 76 quốc gia vào vòng chiến. - Huy động số quân tham chiến khoảng 110 triệu người. - Khiến 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương. - Thiệt hại về vật chất khoảng 4000 tỉ USD. |
|
=> Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra trên quy mô rộng, tính chất ác liệt hơn so với chiến tranh thế giới thứ nhất. |
|||
Tác động |
Giống nhau |
- Chiến tranh kết thúc đã tác động sâu sắc tới tình hình thế giới: + Làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới. + Tương quan lực lượng giữa các cường quốc có sự thay đổi. + Một trật tự thế giới mới được xác lập sau chiến tranh. + Tác động đến sự ra đời của các tổ chức quốc tế nhằm duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. + Thúc đẩy phong trào cách mạng và đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân thế giới. |
|
Khác nhau |
- Trật tự thế giới mới theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn được xác lập. - Phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc phát triển, nhưng kết quả đạt được còn hạn chế. - Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc diễn ra chủ yếu trong thế giới tư bản. |
- Trật tự hai cực Ianta được xác lập, do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực. - Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, đưa đến sự ra đời của nhiều quốc gia độc lập ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. - Có sự thay đổi tương quan lực lượng giữa Mỹ và Liên Xô, giữa hệ thống tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. |
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Phân tích ý nghĩa cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.
Đánh giá những tác động của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với lịch sử nhân loại.
Vì sao hòa bình trở thành ước muốn vĩ đại nhất của mọi người? Hãy chia sẻ những điều em biết về chiến tranh, về hoạt động chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình của nhân dân thế giới trong thế kỉ XX.
Đánh giá những hậu quả của Chiến tranh lạnh đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Đánh giá tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với tình hình thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhân dân nước nào cũng yêu chuộng hòa bình, cũng chán ghét chiến tranh, cũng muốn sống tự do độc lập”.
Em hãy lựa chọn một số sự kiện tiêu biểu trong cuộc đấu tranh vì hòa bình giữa hai cuộc chiến tranh thế giới để chứng minh nhận định trên.
Sưu tầm tư liệu từ sách, báo và internet, viết một bài (khoảng 300 chữ) về phong trào nhân dân thế giới ủng hộ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Lựa chọn những sự kiện tiêu biểu để giải thích vì sao sau Chiến tranh lạnh, các cuộc chiến tranh, xung đột vẫn tiếp diễn.
Vì sao cuộc đấu tranh vì hòa bình của nhân dân thế giới vẫn tiếp diễn sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc?
Nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất và Chiến tranh thế giới thứ hai có điểm gì giống nhau?
Khai thác Bảng 1, phân tích hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Phân tích nguyên nhân kết thúc Chiến tranh lạnh và tác động đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
Khai thác Tư liệu 2 và thông tin trong mục, giải thích nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai.