Tìm kiếm các thông tin và liên hệ thực tế, hãy nêu các biểu hiện về mối quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam.
(*) Thông tin tham khảo
- Năm 2021, thương mại song phương Việt Nam-Trung Quốc đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng gần cuối năm, hiện tượng ách tắc trong thông quan hàng hóa ở khu vực biên giới gây thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp, cũng được dư luận hết sức quan tâm.
- Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2021, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 165,8 tỷ USD, tăng 24,6% so năm trước; còn theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, kim ngạch hai chiều lần đầu tiên vượt ngưỡng 200 tỷ USD, đạt 230,2 tỷ USD, tăng 19,7% so năm trước. Với kết quả này, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam; Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ sáu của Trung Quốc trên thế giới.
- Trong nhiều năm trở lại đây, tại nhiều thời điểm hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc gặp khó khăn và đối mặt với hiện tượng ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới đất liền, tuy nhiên, trong năm vừa qua, hiện tượng ùn tắc xảy ra nghiêm trọng hơn khi nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của hai bên đều tăng cao vào dịp cuối năm.
- Thương vụ Việt Nam tại Bắc Kinh là một trong những cơ quan đại diện thương mại Việt Nam tại Trung Quốc. Trong những năm vừa qua, Thương vụ luôn đặt công tác hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Thương vụ luôn tích cực phối hợp với cơ quan hữu quan Việt Nam tích cực giao thiệp với các đơn vị đối tác phía bạn nhằm mở cửa thị trường cho nhiều sản phẩm nông sản có thế mạnh của Việt Nam sang Trung Quốc.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Đọc thông tin, quan sát hình 26.1 và dựa vào bảng 26.3, hãy:
Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành công nghiệp Trung Quốc.
Đọc thông tin và dựa vào các bảng 26.1, 26.2, hãy:
Phân tích nguyên nhân của sự phát triển kinh tế Trung Quốc.
Đọc thông tin, quan sát hình 26.1 và dựa vào bảng 26.6, hãy:
Trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành dịch vụ Trung Quốc.
Đọc thông tin, quan sát hình 26.2 và dựa vào các bảng 26.4, 26.5, hãy:
Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành nông nghiệp Trung Quốc.
Dựa vào bảng 26.6, hãy vẽ biểu đồ tròn thể hiện cơ cấu trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Trung Quốc năm 2000 và 2020. Rút ra nhận xét.
Đọc thông tin, quan sát hình 26.2 và dựa vào các bảng 26.4, 26.5, hãy:
Xác định một số cây trồng, vật nuôi chính của Trung Quốc.
Đọc thông tin và dựa vào các bảng 26.1, 26.2, hãy:
Trình bày đặc điểm chung phát triển kinh tế của Trung Quốc.
Trung Quốc phát triển kinh tế qua nhiều giai đoạn với những bước thăng trầm. Để khôi phục và phát triển kinh tế, từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc đã có nhiều biện pháp với các chính sách phù hợp nhằm hiện đại hóa đất nước, tạo nên những thay đổi trong kinh tế - xã hội. Vậy nền kinh tế Trung Quốc có những đặc điểm gì và có vị thế như thế nào trên thế giới?
Dựa vào hình 26.1, hãy nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc
Đọc thông tin, quan sát hình 26.1 và dựa vào bảng 26.3, hãy:
Kể tên một số trung tâm công nghiệp và các ngành công nghiệp của mỗi trung tâm.
Đọc thông tin và dựa vào các bảng 26.1, 26.2, hãy:
Liên hệ dẫn chứng để thấy được vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới.
Đọc thông tin, quan sát hình 26.1 và dựa vào bảng 26.6, hãy:
Xác định trên bản đồ một số sân bay, cảng biển.