Cho các chất sau: . Các đơn chất là
A.
B.
C.
D.
Chọn A
Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
Vậy là đơn chất.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Chọn từ sai trong câu sau:
“Phân tử khối là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất vật lí của chất”.
1. Đơn chất
- Đơn chất là những chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học.
- Phân loại: dựa trên tính chất của từng nguyên tố mà đơn chất được chia thành đơn chất kim loại và đơn chất phi kim.
a) Đơn chất kim loại:
Ví dụ: nhôm, đồng, kẽm, sắt,…
+ Có tính chất dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
+ Các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định.
Hình 1: Mô hình tượng trưng một mẫu kim loại đồng (rắn)
b) Đơn chất phi kim:
+ Không có những tính chất như đơn chất kim loại (trừ than chì dẫn được điện).
+ Các nguyên tử được liên kết theo một số nhất định và thường là 2.
Ví dụ: hiđro, oxi, lưu huỳnh,…
Hình 2: Mô hình tượng trưng một mẫu khí hiđro (a) và khí oxi (b)
2. Hợp chất
a. Hợp chất là gì?
- Hợp chất là những chất được cấu tạo từ 2 nguyên tố trở lên.
Ví dụ: Nước được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là H và O, muối ăn được tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là Na và Cl, axit sunfuric được tạo nên từ 3 nguyên tố hóa học là H, S và O …
- Phân loại:
Hợp chất được phân loại thành:
+ Hợp chất vô cơ như: nước, muối ăn, axit sunfuric,…
+ Hợp chất hữu cơ: metan, đường, xenlulozơ,…
b. Đặc điểm cấu tạo:
Trong hợp chất, nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và một thứ tự nhất định.
Hình 3: Mô hình tượng trưng một mẫu muối ăn (rắn)
3. Phân tử
a. Định nghĩa
- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
Ví dụ: Nước có hạt hợp thành gồm 2 H liên kết với 1 O; khí hiđro có hạt hợp thành là hai nguyên tử cùng loại liên kết với nhau.
Hình 4: Mô hình tượng trưng một mẫu nước (lỏng)
- Với đơn chất kim loại, nguyên tử là hạt hợp thành có vai trò như phân tử.
b. Phân tử khối
- Cũng như nguyên tử khối, phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon.
- Cách tính: phân tử khối của một chất bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử chất đó.
Ví dụ: phân tử khối của nước (H2O) là 1.2 + 16 = 18 đvC
4. Trạng thái của chất
- Mỗi mẫu chất là một tập hợp vô cùng lớn những nguyên tử hay những phân tử.
- Tùy điều kiện về nhiệt độ và áp suất, một chất có thể ở ba trạng thái:
+ Rắn: các hạt sắp xếp khít nhau và dao động tại chỗ.
+ Lỏng: các hạt xếp sát nhau và trượt lên nhau.
+ Khí: các hạt ở rất xa nhau và chuyển động nhanh hơn về nhiều phía.
Hình 5: Sơ đồ ba trạng thái của chất: rắn (a), lỏng (b) và khí (c)