Chọn đáp án sai
A. Hiđro + oxi → nước
B. Đường → nước + than
C. Kẽm + axit clohiđric → khí hiđro + kẽm clorua.
D. Đồng + nước → đồng hiđroxit
Đáp án D
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Trong các quá trình sau, quá trình nào có phản ứng hóa học xảy ra
a. Đốt cháy than trong không khí
b. Làm bay hơi nước trong quá trình sản xuất muối
c. Nung vôi
d. Tôi vôi
e. Iot thăng hoa
Chọn đáp án đúng
Thả một mảnh sắt vào dung dịch axit clohiđric thấy sinh ra khí
Cho phản ứng giữa khí nitơ và khí hiđro trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra khí amoniac . Chọn đáp án đúng
Trong các trường hợp sau, trường hợp không xảy ra phản ứng hóa học
I. Định nghĩa
- Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
+ Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất phản ứng (hay chất tham gia).
+ Chất mới sinh ra là chất sản phẩm.
- Cách ghi phương trình hóa học dạng phương trình chữ:
Tên các chất phản ứng → tên sản phẩm
Ví dụ: Natri + nước → Natri hiđroxit + hiđro
Đọc là: Natri tác dụng với nước tạo thành natri hiđroxit và khí hiđro.
- Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản phẩm tăng dần.
II. Diễn biến của phản ứng hóa học
- Xét sự tạo thành phân tử nước từ oxi và hiđro.
Hình 1: Sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hóa học giữa khí hiđro và khí oxi tạo ra nước
- Nhận xét:
+ Trước phản ứng, 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau, 2 nguyên tử hiđro liên kết với nhau.
+ Sau phản ứng, một nguyên tử oxi liên kết với 2 nguyên tử hiđro.
+ Trong quá trình phản ứng, liên kết giữa 2 nguyên tử hiđro và liên kết giữa 2 nguyên tủ oxi bị đứt gãy.
- Kết luận: Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác. Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác.
- Lưu ý: Nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử nguyên tố khác.
III. Phản ứng hóa học xảy ra khi nào?
- Phản ứng hóa học xảy ra khi các chất phản ứng được tiếp xúc với nhau. Bề mặt tiếp xúc càng lớn, phản ứng xảy ra càng nhanh.
Ví dụ: Phản ứng sắt và lưu huỳnh, sử dụng sắt và lưu huỳnh ở dạng bột giúp phản ứng xảy ra nhanh hơn.
Hình 2: Phản ứng giữa sắt và lưu huỳnh
- Một số phản ứng cần đun nóng đến một nhiệt độ nào đó, một số phản ứng thì không cần đun nóng, nhưng có phản ứng cần đun liên tục trong suốt thời gian phản ứng.
Ví dụ:
+ Phản ứng giữa lưu huỳnh và sắt chỉ cần đun nóng lúc đầu để khơi mào.
+ Phản ứng phân hủy đường cần đun nóng liên tục trong suốt thời gian phản ứng.
+ Phản ứng giữa kẽm và axit clohiđric xảy ra mà không cần đun nóng.
Hình 3: Kẽm phản ứng với axit clohđric
- Một số phản ứng cần chất xúc tác. Chất xúc tác là chất kích thích cho phản ứng xảy ra nhanh hơn nhưng không biến đổi sau khi phản ứng kết thúc.
Hình 4: Nhiệt phân KClO3 với xúc tác là MnO2
IV. Cách nhận biết phản ứng hóa học xảy ra
Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra:
- Có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng (kết tủa, bay hơi, chuyển màu,…).
Ví dụ: CuSO4 phản ứng với NaOH xuất hiện kết tủa xanh.
Hình 5: CuSO4 phản ứng với NaOH
- Sự tỏa nhiệt và phát sáng.
Ví dụ: Phản ứng cháy của cây nến
Hình 6: Cây nến đang cháy