Cho 0,56 g Fe tác dụng với 16 g oxi tạo ra oxit sắt từ. Đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính khối lượng oxit sắt từ và cho biết chất còn dư sau phản ứng?
A. Oxi dư và m = 0,67 g
B. Fe dư và m = 0,774 g
C. Oxi dư và m = 0,773 g
D. Fe dư và m = 0,67 g
Đáp án C.
Phương trình hóa học
Ban đầu: 0,01 0,5 mol
Phản ứng: 0,01 mol
Sau phản ứng: 0 mol
Từ phương trình hóa học xác định được sau phản ứng có oxi dư,
Khối lượng Fe3O4 thu được là: .232 = 0,773 gam.
Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 400k/1 năm học), luyện tập gần 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết
Đốt cháy hết 3,1 g photpho trong bình chứa oxi tạo ra điphotpho pentaoxit. Tính khối lượng oxit thu được
Cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo ra khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột hòa tan được trong nước là phản ứng
Cháy mạnh, sáng chói,không có ngọn lửa, không có khói và tạo hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là hiện tượng của phản ứng
Tính thể tích khí oxi ở điều kiện tiêu chuẩn đã phản ứng khi đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam C?
Cháy trong oxi với lửa nhỏ có màu xanh nhạt, cháy trong không khí mãnh liệt hơn là hiện tượng của phản ứng
- Kí hiệu hóa học của nguyên tố oxi: O
- Công thức hóa học của đơn chất (khí) oxi: O2
- Nguyên tử khối: 16. Phân tử khối: 32
- Oxi là nguyên tố hóa học phổ biến nhất (chiếm 49,4% khối lượng vỏ Trái Đất).
+ Ở dạng đơn chất khí oxi có nhiều trong không khí.
+ Ở dạng hợp chất, nguyên tố oxi có trong nước, đường, quặng, đất đá, cơ thể người, động vật, thực vật …
I. Tính chất vật lí
- Khí oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
- Oxi hóa lỏng ở -183°C.
- Oxi lỏng có màu xanh nhạt.
II. Tính chất hóa học
Oxi có thể tác dụng với kim loại, phi kim và các hợp chất ở nhiệt độ cao. Trong các hợp chất hóa học oxi hóa trị II.
1. Tác dụng với phi kim
a) Với lưu huỳnh
- Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt; cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn, tạo thành khí lưu huỳnh đioxit SO2 (còn gọi là khí sunfurơ) và rất ít lưu huỳnh trioxit SO3.
- Phương trình hóa học:
Hình 1: Lưu huỳnh cháy trong khí oxi
b) Với photpho
- Photpho cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong nước. Bột trắng đó là điphotpho pentaoxit có công thức hóa học là P2O5.
- Phương trình hóa học:
Hình 2: Photpho cháy trong khí oxi
2. Tác dụng với kim loại
- Cho dây sắt cuốn một mẩu than hồng vào lọ khí oxi, mẩu than cháy trước tạo nhiệt độ đủ cao cho sắt cháy. Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là sắt(II, III) oxit, công thức hóa học là Fe3O4, thường được gọi là oxit sắt từ.
- Phương trình hóa học:
Hình 3: Sắt cháy trong khí oxi
3. Tác dụng với hợp chất
Khí metan (có trong khí bùn ao, bioga) cháy trong không khí do tác dụng với oxi, tỏa nhiều nhiệt.
Phương trình hóa học: